Phương pháp giá thị trường dùng để xác định giá trị thủy sản, giá trị

Một phần của tài liệu Lượng giá một số giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước tiền hải, huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 54 - 57)

3. Nội dung nghiên cứu

2.3.4.Phương pháp giá thị trường dùng để xác định giá trị thủy sản, giá trị

sản ngoài gỗ ( mật ong).

Mục đích của phương pháp là xác định giá trị hệ sinh thái thông qua các sản phẩm, dịch vụ hệ sinh thái được trao đổi, mua bán trên thị trường. Đối với phạm vi đề tài nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp giá thị trường để xác định giá trị thủy sản, giá trị lâm sản ngoài gỗ (mật ong) và giá trị tồn tại. Cụ thể để tiến hành đề tài thực hiện các bước như sau :

2.3.4.1. Giá trị thủy sản

a. Giá trị thủy sản khai thác bãi triều (TS1)

Để đánh giá khả năng cung cấp nguồn lợi hải sản ở khu vực này đề tài tiến hành đánh giá như sau :

- Bước 1: Điều tra x (người) trong tổng số y (người) đi khai thác bãi triều - Bước 2: Tính sản lượng khai thác trung bình của 1 người trong năm và tổng sản lượng khai thác của y (người) trong năm. Để xác định sản lượng khai thác trung bình của 1 người/năm và tổng sản lượng đánh bắt của y (người)/năm đi khai thác bãi, ta tính theo công thức :

44

Trong đó : qi là tổng khối lượng đánh bắt loài i của x người theo ngày (kg/người/ngày).

SLi là khối lượng đánh bắt loài i của 1 người theo năm (kg/người/năm).

n là số ngày đánh bắt trong năm. x là số người được điều tra

Và để tính tổng sản lượng khai thác của y (người) trong năm ta tính như sau :

Qi= SLi * y

Trong đó : Qi là khối lượng đánh bắt loài thứ i trong 1 năm (kg/năm) y là tổng số người đi khai thác bãi triều tại khu vực nghiên cứu - Bước 3 : Thông qua giá thị trường khi đi tiến hành nghiên cứu thực tế ta sẽ xác định tổng doanh thu trung bình trong 1 năm theo công thức :

Trong đó: z là số loài mà khai thác.

i là số thứ tự của các loài thủy sản đánh bắt được. Pi là giá tương ứng của loài thứ i (VNĐ).

Qi là khối lượng đánh bắt của loài thứ i trong năm (kg).

DT là tổng doanh thu thủy sản đánh bắt được trong 1 năm (VNĐ). Từ đó ta tính được giá trị thủy sản của khai thác bãi triều (TS1).

b. Giá trị thủy sản thu hoạch trong đầm nuôi (TS2)

Ngoài giá trị thuỷ sản đánh bắt tự nhiên thì giá trị thuỷ sản được nuôi trồng cũng có giá trị đáng kể đối với người dân của vùng. Giá trị này được tiến hành như sau:

- Bước 1: Điều tra, thu thập số liệu và thông tin về số hộ, diện tích nuôi

trồng thủy sản trong vùng.

- Bước 2: Tính năng suất thu hoạch được đối với từng loài thủy sản và tổng doanh thu thuỷ sản trong các đầm nuôi.

45

Năng suất của các loài thuỷ sản trên 1 ha rừng ngập mặn sẽ được tính như sau:

Trong đó: NSi là năng suất thu hoạch được đối với từng loài (kg/ha) Qi là sản lượng thu hoạch được của loài thứ i (kg)

Si là diện tích tương ứng có chứa loài i (ha).

Và doanh thu của thủy sản trên 1 ha rừng ngặp mặn được tính theo công thức :

Trong đó: Pi là giá thành của loài i (VNĐ).

DT là tổng doanh thu thủy sản trên 1 ha (VNĐ/ha). h là số loài có trong đầm.

- Bước 3 : Tính tổng chi phí nuôi thủy sản trên 1 ha trong 1 năm.

CP = Chi phí con giống + Chi phí thuê đầm + Chi phí tu sửa đầm hàng năm + Chi phí nhân công + Chi phí thức ăn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bước 4: Giá trị kinh tế trong 1 năm từ các đối tượng thuỷ sản trên toàn bộ diện tích đầm nuôi là:

TS2 = ( DT – CP)* Tổng diện tích đầm Vậy giá trị thủy sản TS= TS1+TS2 2.3.4.2. Giá trị lâm sản ngoài gỗ (mật ong)

Để xác định được giá trị của mật ong trong khu rừng ngập mặn thuộc xã Nam Hưng chúng tôi tiến hành các bước sau :

- Bước 1: Xác định sản lƣợng mật ong trung bình trong 1 năm

Trong đó xác định : Số lượng tổ

Số lần lấy mật trong năm

Lượng mật lấy trong 1 lần trong năm

- Bước 2: Tính tổng doanh thu trung bình trong 1 năm.

- Bước 3: Tính tổng chi phí nuôi ong trong 1 năm.

46

Một phần của tài liệu Lượng giá một số giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước tiền hải, huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 54 - 57)