Hiện trạng khai thác, sử dụng và công tác quản lý hệ sinh thái rừng ngập

Một phần của tài liệu Lượng giá một số giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước tiền hải, huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 60 - 107)

3. Nội dung nghiên cứu

3.1.Hiện trạng khai thác, sử dụng và công tác quản lý hệ sinh thái rừng ngập

mặn tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Tiền Hải

3.1.1. Hiện trạng khai thác và sử dựng hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải

3.1.1.1. Hiện trạng rừng ngập mặn tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải.

Theo số liệu điều tra và tổng hợp từ tài liệu mà chúng tôi thu thập được thì kể từ năm 1993 cho đến nay các hoạt động cũng như các dự án trồng rừng ngập mặn tại huyện Tiền Hải nói chung và ba xã vùng đệm: Nam Hưng, Nam Phú, Nam Thịnh nói riêng vẫn luôn được duy trì và phát triển, những dự án trồng rừng này đã mang lại hiệu quả to lớn và lợi ích thiết thực, góp phần quan trọng cải thiện môi trường, bảo vệ hệ sinh thái cũng như đê biển, đê sông, giúp phát triển kinh tế xã hội và cải thiện đời sống nhân dân trong khu vực. Cụ thể những dự án này bao gồm:

- Chương trình 327 được thực hiện từ năm 1993 đến năm 1998 đã đạt được những kết quả nhất định, đã trồng thành rừng 2.590 ha trên địa bàn huyện Tiền Hải, đã làm tốt công tác chuyển giao kỹ thuật lâm nghiệp cho người tham gia trồng rừng như: Tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ kinh phí cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Nhưng hạn chế của chương trình là vốn đầu tư trồng rừng thấp, phương thức trồng rừng chủ yếu là thuần loại nên rất hạn chế đến mục đích phòng hộ. [18]

- Chương trình 661 (Dự án 5 triệu ha rừng), kế tiếp chương trình 327 được triển khai từ năm 1999 đến năm 2010, kết quả trồng rừng thực tế của 10 xã ( trong đó có Nam Hưng, Nam Phú và Nam Thịnh), hai huyện vùng ven biển cho thấy rừng trồng hỗn giao nhiều loài cây có chất lượng cao và tác dụng phòng hộ tốt hơn so với rừng trồng thuần loại. Chương trình 661 đã trồng thành rừng được 3.090,0 ha, trong đó trồng xen vào rừng thuần loài của các chương trình cũ tạo thành rừng hỗn giao 2.426,0 ha; trồng mới lấn biển được 2.033,0 ha, tỷ lệ thành rừng đạt 30%. Do vậy diện tích rừng thực tế lấn biển được 664 ha. Bước đầu đã thực hiện trồng cây sú, vẹt trong một số đầm NTTS với (mật độ gần 1.000 cây/ha). Tạo nên mô hình lâm, ngư

50

kết hợp có hiệu quả, cây trồng sinh trưởng tốt, năng xuất NTTS cao hơn và ổn định hơn so với nuôi quảng canh. [18]

- Chương trình của hội Chữ thập đỏ thực hiện từ năm 1994 đến năm 2005, hoạt động trên cơ sở vốn tài trợ của tổ chức Chữ thập đỏ quốc tế. Kết quả đã trồng được 2.069,0 ha rừng lấn biển; 807,0 ha rừng hỗn giao. Chương trình đã đầu tư cho công tác trồng rừng và bảo vệ rừng khá cao nên khuyến khích được đông đảo nhân dân tham gia. Ngoài ra chương trình đã hỗ trợ một số trang thiết bị cho công tác bảo vệ rừng, tổ chức cho các hoạt động tuyên truyền giúp nhân dân nâng cao nhận thức về rừng phòng hộ ven biển, từ đó nhân dân có ý thức tự giác tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

- Dự án Phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011- 2015. Dự án phục hồi và phát triển rừng ven biển giai đoạn 2016 – 2020 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình làm chủ trì, thực hiện tại 2 huyện ven biển tỉnh Thái Bình là huyện Tiền Hải và huyện Thái Thuỵ. Bước đầu dự án, ban quản lý dự án phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển tỉnh Thái Bình đã tổ chức kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu kỹ thuật hạng mục trồng rừng ngập mặn ven biển năm 2015. Kết quả kiểm tra cho thấy 128 ha rừng bần đã được trồng rừng đúng kỹ thuật và đúng vị trí thiết kế nên được nghiệm thu kỹ thuật đạt yêu cầu 100%. Đây là tiền đề giúp công tác trồng rừng ngập mặn năm 2015 hoàn thành kế hoạch và tiếp tục thực hiện dự án trồng rừng giai đoạn 2016 – 2020.

- Ngày 05 tháng 11 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 4532/QĐ-BNN-HTQT, về việc phê duyệt dự án “Phục hồi và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn ở tỉnh Thái Bình” do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ; Ngày 01 tháng 12 năm 2015 Tổng cục Lâm nghiệp đã có Công văn số 1833/TCLN-KH&HTQT, về việc đề nghị phối hợp thực hiện dự án “Phục hồi và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn ở tỉnh Thái Bình” năm 2016; theo đó trong thời gian tới Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình sẽ thành lập ban quản lý dự án cấp tỉnh để phối hợp với ban quản lý dự án Trung ương triển khai khởi động dự án từ đầu năm 2016, thời gian thực hiện 10 năm từ 2015 đến 2024.

51

Trên thực tế cho thấy thời gian qua tất cả các dự án trồng rừng được thực hiện vào thời vụ thuận lợi nhất nên cây sinh trưởng phát triển rất tốt, đến thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình (Thường sau khi trồng 3 tháng) tỷ lệ cây sống đều trên 85 % (Đạt yêu cầu). Tuy nhiên giai đoạn cuối năm thứ nhất và đầu năm thứ hai do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt như: ít mưa khiến độ mặn nước biển tăng, nhiệt độ thấp, hà phát triển mạnh đã gây hại rất lớn đến diện tích rừng mới trồng hàng năm làm suy giảm đáng kể diện tích rừng. Những diễn biến suy giảm này diễn ra từ từ nên ít được theo dõi cập nhật và thống kê hàng năm. Bên cạnh đó còn do các dự án lâm nghiệp thời gian qua có suất đầu tư quá thấp so với yêu cầu thực tế:

- Các hạng mục trồng rừng trước đây có suất đầu tư rất thấp chỉ từ 2,5 -15 triệu giai đoạn 2000 - 2015 do vậy kinh phí chỉ tập trung đầu tư cho năm thứ nhất không có kinh phí đầu tư chăm sóc, tu bổ trồng bổ sung cho các năm tiếp theo.

- Kinh phí hỗ trợ các địa phương làm công tác quản lý bảo vệ rừng rất thấp chỉ từ 30.000 - 100.000đ/ha/năm (giai đoạn 2000 – 2015), năm 2016 đã tăng lên 200.000đ/ha/năm, tuy nhiên vẫn chưa khuyến khích động viên được lực lượng trực tiếp bảo vệ rừng ở các địa phương tích cực tuần tra bám rừng ngày đêm nên kết quả bảo vệ rừng còn hạn chế

Đối với diện tích rừng ngập mặn của ba xã vùng đệm là Nam Hưng, Nam Phú và Nam Thịnh trên địa bàn huyện Tiền Hải, qua kết quả điều tra khảo sát và thu thập tài liệu về hiện trạng diện tích rừng ngập mặn tại UBND huyện Tiền Hải, UBND xã Nam Hưng, UBND xã Nam Phú và UBND xã Nam Thịnh từ năm 2008 đến năm 2017 được thể hiện qua bảng 3.1

Bảng 3.1. Diễn biến diện tích rừng ngập mặn tại xã Nam Hƣng, Nam Phú và Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Nam

Hưng 800 800 800 800 800 550 550 327 358.5 358.45

52

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Nam

Thịnh 500 500 500 500 500 450 450 329 379.38 379.38

Nguồn Báo cáo Quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái

Bình các năm, Chi cục kiểm lâm tỉnh Thái Bình

Báo cáo kết quả kiểm kê rừng, Sở NN&PTNT tỉnh Thái Bình, 2015 [18] Số liệu thu thập tại UBND xã Nam Hưng, Nam Thịnh

và xã Nam Phú, 2018

Dựa vào bảng tổng hợp trên đây chúng ta thấy được một cách rõ ràng diễn biến của diện tích rừng ngập mặn tại 3 xã Nam Hưng, Nam Phú và Nam Thịnh qua các thời kỳ cụ thể như sau:

Hình 3.1. Biểu đồ diễn biến rừng ngập mặn tại ba xã Nam Hƣng, Nam Phú và Nam Thịnh từ năm 2008 – 2017

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 diện tích rừng ngập mặn tại 3 xã Nam Hưng, Nam Phú và Nam Thịnh giữ ở mức ổn định do hiệu quả từ Chương trình 661 (Dự án 5 triệu ha rừng), trồng thành rừng được 3,090 ha, trong đó trồng xen vào

53

rừng thuần loài của các chương trình cũ tạo thành rừng hỗn giao 2,426 ha; trồng mới lấn biển được 2,033 ha, tỷ lệ thành rừng đạt 30%.

Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015, diện tích rừng ngập mặn tại 3 xã Nam Hưng, Nam Phú và Nam Thịnh có xu hướng bị suy giảm nghiêm trọng nguyên nhân là do hiệu quả của các dự án trồng rừng giai đoạn cuối năm thứ nhất (năm 2015) và đầu năm thứ hai (năm 2016) do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt như: ít mưa khiến độ mặn nước biển tăng, nhiệt độ thấp, hà phát triển mạnh đã gây hại rất lớn đến diện tích rừng mới trồng hàng năm làm suy giảm đáng kể diện tích rừng. Bên cạnh đó, suất đầu tư cho các hạng mục trồng rừng và kinh phí hỗ trợ các địa phương làm công tác quản lý bảo vệ rừng của Sở NN&PTNT nói riêng và Chính Phủ nói chung còn rất thấp.

3.1.1.2. Hiện trạng khai thác và sử dụng hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải.

Theo thông tin thu thập được từ quá trình điều tra thì hiện nay KBTTN ĐNN Tiền Hải nói chung và 3 xã vùng đệm là Nam Hưng, Nam Phú và Nam Thịnh nói riêng đang lưu giữ những giá trị đa dạng sinh học phong phú với các loài quý hiếm và có tầm quan trọng quốc tế. Cụ thể tại khu vực nghiên cứu hiện có khoảng 200 loài chim, trong đó có gần 160 loài chim di cư, hơn 50 loài chim nước, nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ thế giới như: Cò thìa (Platalea minor), Rẽ mỏ thìa (Eurynorynchus pygmeus) Choắt chân vàng lớn (Limodromus semipanmatus), Cò trắng Trung Quốc (Egretta eulohotes), Te Vàng (Grey-headed Lapwing), Choắt mỏ vàng (Tringa guttifer) Mòng biển mỏ ngắn (Larus saundersi), Bồ nông (Penecanus Philippensĩs),....[1]

Khu Bảo tồn hiện có 37 loài thuộc 4 lớp trong đó có 14 loài hai mảnh vỏ (nhuyễn thể) chiếm 39%, giáp xác có 13 loài chiếm 34%, các loài này thường tâp trung ở những đáy bùn cát hoặc đáy cát là nguồn thức ăn quan trọng của chim nước và chim di cư. Khu bảo tồn có 20 loài có giá trị kinh tế cao như: Ngao dầu Ngán, Vọp, Don, Dắt, Móng tay, Ngó, Cua biển, ghẹ, Tôm cung cấp cho người dân thêm nguồn thu nhập; một số loài có giá trị xuất khẩu như cá Vược, cá Đối vằn, cá Bóp,

54

cá Lác, cá Nhệch, cá Thủ vàng, rong câu chỉ vàng...là nguồn lợi thủy sản lớn cho người dân địa phương tuy nhiên chính vì thế đang làm suy giảm về số lượng loài cũng như chất lượng sản phẩm.[1]

Khu bảo tồn là khu rừng ngập mặn cung cấp nguồn lợi thuỷ sản phong phú cùng với 500 loài động thực vật thuỷ sinh và tảo biến cung cấp nhiều loài thuỷ hải sản có giá trị kinh tế cao. Với dân số 3 xã vùng đệm khoảng 15.980 người và có khoảng 45-60% trong số đó sống phụ thuộc vào tài nguyên của KBT, chủ yếu là khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, từ đó tạo áp lực khá lớn, thậm chí là quá mức lên các hệ sinh thái trong khu vực. Do vậy, cần có sự điều tiết, định hướng sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý tài nguyên để đảm bảo được tính bền vững của hệ sinh thái. Một kế hoạch quản lý điều hành được xây dựng trong việc quản lý tài nguyên là cần thiết để quản lý bền vững và sử dụng khôn khéo tài nguyên đất ngập nước trong bối cảnh hiện nay.

Khu bảo tồn nằm trong vùng Ramsar Cửa sông Hồng từ năm 1989 với tư cách là Khu Ramsar đầu tiên tại Việt Nam. Năm 2004, Khu bảo tồn được UNESCO công nhận là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Đất ngập nước liên tỉnh Châu thổ sông Hồng. Công ước này cho phép sử dụng khôn khéo tài nguyên đất ngập nước. Cùng với tốc độ phát triển kinh tế cũng như sức ép của sự gia tăng dân số, tài nguyên KBT Tiền Hải nói chung và 3 xã vùng đệm trong KBT nói riêng đang có nguy cơ bị đe dọa suy giảm về số lượng cũng như chất lượng. Nhằm đảm bảo cho công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên cũng như đảm bảo cho sự phát triển của cộng đồng địa phương, cần thiết phải có những hoạt động hướng người dân địa phương vào việc kết hợp hài hòa giữa yêu cầu bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên.

a. Nghiên cứu khoa học, thu thập, chia sẻ lợi ích từ nguồn gen

Khu bảo tồn chưa tiến hành triển khai hoạt động chia sẻ lợi ích từ nguồn gen. Do Ban quản lý mới được kiện toàn và bàn giao về Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn từ tháng 8 năm 2016.

55

b. Thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học

Từ các nguồn tài trợ của các Bộ, Ngành Trung ương, các tổ chức trong nước và Quốc tế đã hỗ trợ Khu bảo tồn Tiền Hải xây dựng được cơ sở dữ liệu về Động vật và thực vật. Xong đây là cơ sở dữ liệu cần nhưng chưa đủ về số lượng và chất lượng, do quá trình thực hiện dự án trong thời gian ngắn, thời điểm thực hiện không đúng mùa dẫn đến số liệu còn mang tính chất khách quan. Nhưng đây cũng là cơ sở dữ liệu chính của KBT Tiền Hải đến thời điểm hiện tại.

c. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Hiện tại Khu bảo tồn đang có 03 doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản theo mô hình quảng canh, gồm: Công ty TNHH Việt Mỹ hoạt động từ năm 1990; Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tống hợp Hà Nội hoạt động từ năm 2003; Công ty Trường Đại hoạt động từ năm 2007 và nhiều hộ đang kinh doanh, sản xuất trong cả vùng lõi lẫn vùng đệm với các ngành nghề chính là đánh bắt, nuôi trồng thủy sản quảng canh và du lịch tự phát. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến thay đổi về đa dạng sinh học tại khu vực nói chung và Khu bảo tồn nói riêng cũng như tiềm ẩn nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường nếu như không kiểm soát được.

d. Tình hình nguồn lực, kinh phí hỗ trợ trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Khu bảo tồn chưa được giao kinh phí để thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Từ năm 2010-2015, Khu Bảo tồn chỉ tham gia phối hợp với các Dự án trong và ngoài nước đến làm việc tại Khu Bảo tồn như: Dự án Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng MCD đã được thực hiện từ năm 2008 đến năm 2014. Dự án Quỹ bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam (VCF); Dự án Ngăn ngừa rào cản đối với các KBT của Việt Nam (PA). Ngoài ra hàng năm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng triển khai các dự án phục hồi và phát triển rừng trên địa bàn Khu bảo tồn Tiền Hải. Khu bảo tồn mới được kiện toàn tổ chức Bộ máy cho nên việc triển khai Chỉ thị 03/CT-CP của Chính phủ về việc tăng cường chi đạo và thực hiện các biện pháp kiểm soát, bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm chưa cao.

e. Ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại

Sinh vật ngoại lai chủ yếu do người dân cộng đồng địa phương tự nhập về để nuôi, trồng vì mục đích kinh tế mà không lường hết được các tiêu cực mà chúng mang lại và làm ảnh hưởng đến các loài động, thực vật bản địa.

56

Qua thông tin thu thập được từ khu vực nghiên cứu chúng tôi thấy, trong vùng đệm KBT xuất hiện một số loài ngoại lai xâm hại và ngoại lai có nguy cơ xâm hại như: Cây ngũ sắc bèo Nhật Bản, cỏ cứt lợn. Các loài này phân bố chủ yếu ở ven vùng đệm KBT có nguy cơ xâm lấn sâu vào trong.

f. Những vi phạm pháp luật về đa dạng sinh học

Do lực lượng mỏng, các cán bộ hoạt động kiêm nhiệm, thiếu chế tài nên khu

Một phần của tài liệu Lượng giá một số giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước tiền hải, huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 60 - 107)