CHƯƠNG III: NHỮNG THAY ĐỔI TRONG GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG HÀN QUỐC ĐẾN THỜI ĐẠI NGÀY NAY.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về con người và những giá trị văn hóa truyền thống của hàn quốc (Trang 34 - 42)

HÀN QUỐC ĐẾN THỜI ĐẠI NGÀY NAY.

3.1. Những thay đổi trong gia đình Hàn Quốc.

Sau khi thoát khỏi ách thống trị của Nhật năm 1945, các học giả và luật sư của đã sửa đổi cơ cấu luật pháp của Hàn Quốc. Họ đã sửa đổi các luật liên quan rới gia đình, cũng như luật thương mại. nhằm mục đích làm cho nó phù hợp với một xã hội công nghiệp ngày càng phát triển. Hiện nay, hầu hết dân số Hàn Quốc sống ở thành thị và làm việc trong các nhà máy và xí nghiệp, rời bỏ công việc đồng áng truyền thống. các gia đình lớn có nhiều thế hệ sống chung không còn phù hợp với điều kiện sống trong căn hộ nhỏ hẹp ở thành phố nữa. khi con người hiện đại phải thường xuyên di chuyển để kiếm việc làm. Ngay cả khi, những người con trai cả trong gia đình cũng không thể thường xuyên sống chung với bố mẹ. bộ luật dân sự ban hành năm 1958 đã thay đổi theo hướng ưu tiên cho điếu kiện sống mới này. Trên thực tế thì bộ luật mới này đã làm giảm vai trò người chủ trong gia đình và tăng cường mối quan hệ vợ chồng.

Giai đoạn chuyển đổi từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại ở Hàn Quốc được thực hiện trong đầu những năm 90 của thế kỹ XX. Nguyên nhân sâu xa của sự chuyển đổi này là bắt nguồn từ sự phát triển kinh tế. và là quá trình đô thị hóa và theo đó là sự gia tăng dân cư ở đô thị.

Biểu hiện đầu tiên dễ nhận thấy là sự chuyển đổi từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại đó là: các mối quan hệ dòng họ phức tạp trong gia đình truyền thống bi suy yếu. thay vào đó là một cấu trúc gia đình đơn giản.

Gia đình hiện nay ở Hàn Quốc là gia đình hạt nhân một thế hệ ( gia đình không có con cái hoặc gia đình độc thân) và gia đình hai thế hệ ( gia đình gốm có bố mẹ và con cái). Đây là mô hình gia đình chủ yếu hiện nay trong xã hội Hán Quốc. trong đó vợ chồng là trung tâm của gia đình. Một biểu hiện trong gia đình hiện đại đó là sự đấu tranh mạnh mẽ cho quyền bình đẳng của phụ nữ trong gia đình cũng như xã hội.

Ngày nay người chủ gia đình không thể quyết định việc các thành viên trong gia đình sống ở đâu. Người con trai cả có thể rời khỏi gia đình theo ý muốn. vợ chồng cùng chia sẽ quyền giáo dục và dạy dỗ con cái. Con cái có quyền tự quyết định hôn nhân của mình. Người con trai thứ sẽ rời khỏi gia đình khi lập gia đình. Người chủ gia

đình không có quyền quản lí tất cả tài sản gia đình nửa. kể từ khi có Luật Dân sự mới, tất cả người con trong gia đình đều có quyền được hưởng tài sản của bố mẹ để lại.

Hệ thống hôn nhân sau chiến tranh thế giới thứ hai đã có những thay đổi. một số gia đình cho phép con cái gặp gỡ và tự do chọn người bạn đời phù hợp với họ. dù vậy, nhưng chuyện kết hôn vẫn là vấn dề giữa các gia đình và có sự tham gia rất sâu của các bậc cha mẹ. có khi là người đưa ra quyết định cuối cùng trong chuyện hôn nhân của con cái. Kết hôn có tình yêu tuy tồn tại nhưng hôn nhân có sự sắp đặt thì lại phổ biến hơn. Các đôi trai gái và cha mẹ của họ học chính thức tại một nơi nào đó để lựa chọn bạn đời tương lai. Một số người đã có rất nhiều gặp gỡ trước khi tìm được người bạn đời thực sự của mình. Hôn lễ theo phong tục truyền thống vẫn được duy trì. Trong gia đoạn chuyển đổi từ xã hội truyền thống sang hiện đại, nhiều đôi trai gái thông qua các công ty mai mối đã trở thành vợ chồng.

Quan niệm hôn nhân cũng có sự thay đổi. biểu hiện là các cuộc hôn nhân giữa những người đàn ông trẻ tuổi với phụ nữ đã có tuổi. hoặc giữa những người đàn ông mới lấy vợ lần đầu với những người phụ nữ đã từng kết hôn.giải thích hiện tương này, nhiều nhà nghiên cứu lý giải bởi nguyên nhân kinh tế. do sức mạnh kinh tế cũng như địa vị xã hội từ người phụ nữ mà người đàn ông có đươc sau khi kết hôn. Những hiện tượng này đã loại bỏ quan niệm cũ cho rằng người đàn ông phải lấy vợ trẻ tuổi hơn hoặc vợ hai phải là người kết hôn lần đầu.

Một nguyên nhân nữa là tập tục sinh con trai để nối dõi tông đường. Việc mỗi gia đình Hàn Quốc phải cố gắng để có con trai đã làm mất cân bằng giới tính. Số lượng nam giới nhiều hơn nữa giới. Đặc biệt là những người trong độ tuổi kết hôn. Chính vì lí do này, các cuộc hôn nhân giữa các cô dâu đã lấy chồng một lần trước đó với các chú rể mới lấy vợ lần đầu. Đó là điều không thể tránh khỏi và đang có xu hướng tiếp tục tăng.

Đặc biệt, với sự phát triển của internet, quan hệ hôn nhân trong gia đình các nước nói chung và gia đình hiện đại nói riêng đã có sự thay đổi. “Tình yêu internet”, lấy vợ, lấy chồng qua internet đã được sử dụng nhiều trong xã hội hiện đại. Thay vì phải ra khỏi nhà để tìm kiếm cơ hội gặp gỡ. Internet đã có thể giúp cho việc tìm hiểu, làm quen với nhau, thậm chí sắp xếp, “tác thành ” những cuộc hôn nhân.

Ngày nay, những người trẻ tuổi Hàn Quốc không chỉ sử dụng internet để kinh doanh, học tập, giải trí…mà còn sử dụng trong việc tìm kiếm bạn đời.

Ngoài ra, Hàn Quốc còn xuất hiện một mô hình mới: Mô hình “gia đình ông bà và cháu”.

Hiện nay ở Hàn Quốc ngày càng có nhiều trẻ em phải sống với ông bà. Bởi vì cha mẹ ly dị hoặc điều kiện kinh tế khó khăn.

Thống kê cho thấy biểu hiện nói trên dưới 58.000 gia đình kiểu náy ở Hàn Quốc, tăng khoảng 65% trong thập kỷ qua.

Hầu hết những gia đình sống kiểu này ở mức nghèo khó vì thế hệ cao tuổi không tham gia hoạt động kinh tế. nhiều người có tuổi ở Hàn Quốc thuộc tầng lớp trung lưu. Tuy nhiên, họ đã nhanh chóng rơi vào tình trạng khó khăn kinh tế. khi họ phải chia sẽ tiền tiết kiệm dưỡng già để nuôi thế hệ thứ ba.

Chính phủ Hàn Quốc hiện có chính sách hỗ trợ những gia đình khó khăn. Nhưng không giải quyết được những vấn đề cơ bản phát sinh trong một gia đình không có lực lượng lao động.

Ngoài ra, vấn đề giáo dục tương lai cũng đang là vấn đề nan giải do những đứa trẻ bất hạnh phải sớm xa cha mẹ.

Cuộc sống gia đình ngày nay đã có sự thay dổi so với trước. sự bình đẳng giữa nam và nữ đã dược tôn trọng. bộ luật ban hành năm 1991 về gia đình liên quan đến quyền tự chủ đã có hiệu lực. những người phụ nữ sau khi ly hôn sẽ được phép nuôi con cái và giữ toàn bộ tài sản của hai vợ chồng.

Tất cả những tác động trên làm cho gia đình Hàn Quốc hiện nay thực sự thay đổi về quy mô và cơ cấu. hầu hết các gia đình Hàn Quốc là gia đình hạt nhân., phần còn lại là gia đình mở rộng. gia đình ba, bốn thế hệ chiếm tỷ lệ không đáng kể trong xã hội Hàn Quốc hiện đại.

Quá trình công nghiệp hóa đất nước, với sự xây dựng nhà máy, xí nghiệp ở khắp nơi. Đặc biệt là các khu đô thị đã làm gia tăng dòng người di cư từ nông thôn lên thành thị. Như vậy, gia đình ở nông thôn bị xé lẻ, những thành vên trẻ ở thành thị sẽ kiếm việc làm và định cư ở đó. Sau khi lấy vợ, lấy chống sẽ tạo nên những gia đình hạt nhân. Các cặp vợ chồng ở đô thị thường thì chỉ sinh một tới hai con để nuôi dạy cho

tốt. do vậy, số gia đình hật nhân ở Hàn Quốc gia tăng nhưng quy mô thành viên trong gia đình hiện đại lại giảm.

Mặc dù đã có nhiều thay đổi nhưng những đặc điểm cơ bản của gia đình Hàn Quốc truyền thống vẫn được duy trì. Mỗi thành viên trong gia đìnhvẫn có những vai trò rõ rang. Mọi người đều phải phụ thuộc lẫn nhau trong một gia đình thống nhất.

Gia đình vẫn là một người đứng đầu. sự kế thừa quyền lãnh đạo của gia đình vẫn tiếp tục được truyền lại cho con cháu. Con trai vẫn đươc hưởng tài sản nhiều hơn con gái. Đặc biệt, con trai cả vẩn phải có trách nhiệm với bố mẹ lúc về già. Phân chia công việc trong gia đình vẫn không có gì thay đổi. người chồng lo các cong viêc ngoài xã hội. người vợ trông nom nhà cửa và dạy dỗ con cái.

Tình hình Hàn Quốc hiện nay đã có nhiều thay đổi lớn. phụ nữ có trình độ cao đẳng, đại học, làm việc ngoài xã hội ngay càng nhiều. sự thay đổi này ảnh hưởng tới sự phân công lao động một cách mạnh mẽ. đặc biệt là ở khu vự thành phố.

Gia đình và cấu trúc gia đình vẫn tốn tại. chỉ sự thay đổi không đáng kể về mặt hình thức. bởi vì những giá trị Khổng giáo chủ yếu qui định sự thay đổi này.. hiện nay vẫn còn ảnh hưởng rất lớn trong đời sống của người Hàn Quốc

3.2. Quan niệm đạo hiếu của người Hàn Quốc.

Hàn Quốc là một nước có chiều dài lịch sử lâu đời. đời sống xã hội phải chịu ảnh hưởng của tôn giáo. Nho giáo nói: trung, hiếu, tiết, nghĩa. Phật giáo nói: nhân, quả, luân, hồi. Đạo giáo nói: thần phù hộ, quỷ trừng phạt. Trong đó, chữ “hiếu” trong nho giáo ảnh hưởng rất lón trong người dân Hàn Quốc. Đạo giáo và phật giáo có tác dụng bổ sung cho nho giáo.

Theo nho giáo hiếu đạo không chỉ là phụng dưỡng cha mẹ mà còn về mặt sinh hoạt chính trị, sinh hoạt xã hội…đó cũng là lập thân hành đạo. tuy nhiên, ở đây xin nói về khía cạnh hiếu đạo với cha mẹ.

Hiếu là sự kết nối và mối tương quan bao la. Hiếu không phải lien hệ bằng tiền bạc, địa vị, bằng những gì trao đổi được. Cho nên nó sâu thẩm như sự lien kết không cùng của lòng từ bi. Hiếu không phải là một bổn phận hay trách nhiệm của tục lệ đời thường mà nó là sự an bình và hạnh phúc của mỗi con người.

Hiếu là một giá trị sống tốt đẹp có trong mọi nền văn hóa. Ở Việt Nam cũng như ở Hàn Quốc, hiếu là một phãm trù quan trọng được cả Phật giáo và Nho giáo đề cao. Và theo cảm thức thông thường, cái gì giới hạn đều thường phát sinh ra xự mâu thuẩn và xung đột. Không được đặt trong một thế giới quan rộng lớn. Chữ hiếu, mặc dù là một yếu tố quan trọng của đạo làm người. Nhưng có khi lai gây ra thảm kịch, như chúng ta thường thấy trong văn học và phim ảnh . Và thời đại ngày nay, nếu cha mẹ ly dị hay một trong hai người qua đời thì để giữ lòng hiếu thảo, chắc là phải thù ghét vợ hoặc chồng sau của cha mẹ mình

Về đạo làm con, cũng như ở Việt Nam và các nước Châu Á khác. Người Hàn Quốc luôn coi trọng việc phụng dưỡng cha mẹ. yêu cầu cụ thể về mặt này rất nhiều.

Khái quát có hai vấn đề lớn: phụng dưỡng khi cha mẹ còn sống và những việc cần làm khi cha mẹ qua đời. Con cái phải thực hiện những việc như sau:

• Phụng dưỡng, tôn kính cha mẹ

Phụng dưỡng cha mẹ là nghĩa vụ cơ bản của con cái. Vì theo Nho giáo “tích cốc phòng cơ, tích nhi phòng lão”.có nghĩa là người già rồi thì mất khả năng lao động, nếu không tích lũy thì sẽ không có cơm ăn áo mặc. cho dù có tích lũy đầy đủ, nhưng tuổi già sức yếu bệnh tật, mất khả năng sinh hoạt độc lập. do vậy, đòi hỏi con cái phải có nghĩa vụ ra sức chăm lo ăn uống sức khỏe cho ba mẹ.

Khi còn nhỏ con cái được cha mẹ nuôi dưỡng, cha mẹ già rồi thì con cái “ nuôi”. Đó chính là nhân sinh quan hợp lý của người Trung Hoa và Hàn Quốc đã tiếp nhân tư tưởng này. Chẳng phải việc chăm lo việc ăn ở cho cha mẹ và ông bà. Mà quan trong hơn là phải làm cho tinh thần của họ thoải mái. Bởi vì nếu chỉ nuôi dưỡng mà không tôn kính cũng không coi là có hiếu. Thực chất của hiếu đạo là “kính”. Tôn kính là giữ thái độ vui vẻ với cha mẹ…

• Thường ngày giữ lễ, cha mẹ đau ốm, bệnh tật thì ưu tư:

Muốn kính cha mẹ phải thể hiện trong sinh hoạt hàng ngày. Con cái đối với cha mẹ phải có lễ nghi. Trong xã hội Hàn Quốc, người ta sử dụng lời nói tôn trọng đối với người lớn tuổi hơn, kèm theo thái độ lễ phép.

Ví dụ như: sáng thức dậy con cai chào vấn an cha mẹ “cha mẹ có ngu ngon không ?”, khi đi ngủ: “ chúc cha mẹ ngủ ngon”. Khi cha mẹ đi ra ngoài, con cái đứng

dậy chào: “chúc cha mẹ đi rồi trở về bình an”, khi cha mẹ đi đâu về thì nói: “con chào cha mẹ đã về”…

Sinh, lão, bệnh, tử là trạng thái tồn tại cơ bản của đời người. cha mẹ khi tới tuổi già yếu, bệnh tật, con cái không những phải chăm lo cuộc sống hàng ngày mà còn phải chú ý đến bệnh tật của cha mẹ.

• Đối xử thuận ý, khuyên can có lý.

Khi cha mẹ qua đời thì lo mai tang đúng theo lễ, cúng tế đúng theo lễ, nối chí hướng cha mẹ.

Tôn kính cha mẹ không những biểu hiện thái độ vui vẻ với cha mẹ. trong hành động phải co lễ nghi, sâu hơn nữa thì phải thuận ý của ông bà, cha mẹ. ông bà, cha mẹ là bậc trên của con cái, từng trải qua và biết được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống. con cái tiếp thu sự chỉ dạy, không những là biểu hiện sự kính trọng mà nó còn thể hiện nguyên tắc hợp lý của cuộc sống xã hội.

ở Hàn Quốc cũng như ở Trung Quốc quan hệ cha con không bình đẳng. cho nên thời xưa người con luôn phải phục tùng tuyệt đối ý chí của ông bà, cha mẹ. nếu làm trái ý được khép vào “đạo nghịch bất đạo”.

Nho giáo không chỉ dạy con người tôn kính cha mẹ lúc còn sống mà còn coi trọng cả thái độ của con cái đối với cha mẹ khi qua đời. Nho gia rất coi trọng lễ tang.

Theo tư tưởng của Nho giáo: lễ tang có tác dụng giáo dục lòng nhân ái. Tế lễ là cách thể hiện lòng tôn kính cuối cùng đối với cha mẹ. Nói lễ tang có tác dụng giáo dục lòng nhân ái. Vì khi cha mẹ mất con cái thường đau buồn.

Người Hàn Quốc thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên bằng những lễ nghi phức tạp trong tang lễ và cúng tế. Tục lệ để tang 3 năm là để báo đáp ơn nuôi dưỡng của cha mẹ…

Cùng với sự thay đổi của điều kiện xã hội, cấu trúc gia đình Hàn Quốc và cả những đặc điểm quan hệ trong gia đình cũng thay đổi. Cũng như quan niệm về đạo hiếu cũng thay đổi theo. Trong xã hội hiện đại, hiếu đạo chỉ là hành vi và thái độ của những người trong gia đình với nhau.

đình truyền thống. quan hệ cha mẹ với con cái hiện đại phát sinh nhiều biến đổi. Các nhà khoa học căn cứ vào quan hệ thân thuộc của các thành viên trong gia đình có thể chia ra làm ba loại:

• Trung tâm gia đình: là chỉ có vợ chồng và con gái chưa lấy chồng ( những người con gái sau khi lấy chồng không sống chung với cha mẹ nữa nên không tính).

• Chủ cán trong gia đình: bao gồm cha mẹ và con cái đã có gia đình sống chung với nhau ( cha mẹ sống cùng với người con được kế thừa, thường bao gồm: cha

Một phần của tài liệu tìm hiểu về con người và những giá trị văn hóa truyền thống của hàn quốc (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w