Người Hàn Quốc có mối quan hệ rất gắn bó giữa họ hàng và các thành viên trong họ tộc. Luôn gắn bó với các nguyên tắc truyền thống là lấy gia đình làm trung tâm, gia đình đa thế hệ là nơi đầu tiên mà người ta hướng về khi gặp khó khăn. Trước kia, anh em trai thường sống chung một nhà sau khi họ lập gia đình và có khi những người cháu cũng vậy. Mặc dù những gia đình lớn như vậy bây giờ rất hiếm. nhưng các thành viên trong gia đình vẫn sống gần nhau và duy trì mối quan hệ thường xuyên. Những người sống xa nhà thường sum họp vào những ngày lễ đặc biệt như: hôn lễ của một người họ hàng, sinh nhật lần thứ 60 hay 70, sinh nhật của một đứa bé và vào những ngày lễ truyền thống.Vào những dịp như vậy, mọi người đều tham gia để chuẩn bị cho buổi lễ.
Bên cạnh đó, lòng tôn kính đối với tổ tiên là rất quan trọng. Những lễ nghi tưởng nhớ đặc biệt dành cho ông bà, cụ kỵ. Được tiến hành ngay tại nhà vào ngày giỗ của họ. Trong khoảng từ 1 đến 2 giờ sáng.
Những lễ nghi như thề này đươc tổ chức một lần trong một năm vào ngày lễ Chusok ( lễ hội gặt mặt trăng ), ngày rằm thánh tám hoặc một ngày đẹp trời đã được chọn trước. Vào những ngày này, con cháu đến bên mộ tổ để cúng bái.Việc cúng bái này quan trọng đến mức mà các thành viên trong gia đình sống xa nhà phải đi một quảng đường dài để về tham gia. Và các thành viên trong gia tộc thường tranh thủ những buổi họp như thế này để tổ chức cuộc gặp gỡ hàng năm. Một gia tộc có thể chia nhiều nhánh và thành viên, những đơn vị nhỏ hơn. Mỗi đơn vị có một ngân quỹ và tài sản riêng. Cuộc gặp gỡ này được tổ chức để quyết định và triển khai những chính sách vì lợi ích chung như tôn tạo mồ mả và quản lý tài sản của họ tộc.
Nếu đúng như vậy, họ phải tham khảo gia phả để xem quan hệ họ hàng của họ gần đến đâu. Nếu một trong số họ thuộc về thế hệ trước, sự tôn trọng cần phải thể hiện qua cách dung những từ ngữ xưng hô.