• Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên được thể hiện trong cách ăn, mặc,ở của con người Hàn Quốc. Đó là cách ứng vử mùa nào thứ ấy, mùa hè mặc chất liệu vải mát, mùa đông mặc chất liệu vải giữ nhiệt…Với bốn mùa phân biệt rõ rệt, đồ ăn của mỗi vùng được chế biến hết sức đa dạng như:
Các món ăn chính của người Hàn Quốc là: cơm (pap), cháo(chuck), mì(kuksu), bánh bao( mantu), bánh nếp(tockuk)…và các món phụ như: canh. Canh của Hàn Quốc có nhiều loại: canh nước hầm thịt, canh mát. Chủ yếu nấu bằng rau, rong biển, dưa chuột. tảo. gia vị của canh gồm muối, tương nước, tương đặc và tương cay.
Hình 2.9: Món ăn truyền thống của người Hàn Quốc
Nguồn:http://blog.yume.vn/xem-blog/am-thuc-korea.huy7484_korean. 35CBDA53.html
Bàn ăn của người Hàn Quốc: thông thướng cơm, canh và các món phụ. Cách dọn bàn với ba món phụ là chuẩn mực. bàn ăn gồm một bát cơm, một bát canh và một đĩa dưa được bày cùng ba món phụ ăn chung.
Về đồ uống: Văn hóa uống trà phát triển từ rất sớm. rượu cũng là đồ uống phổ biến. Khi uống rượu người Hàn Quốc có những nguyên tắc nhất định.
Người Hàn Quốc có bộ trang phục truyền thống là Hanbok được làm từ chất liệu vải mỏng. trước đây, người ta mặc Hanbok mỗi ngày nhưng ngày nay để phù hợp với cuộc sống hiện đại, Hanbok chủ yếu được mặc trong những dịp đặc biệt. Hanbok của nam giới có eo thấp, thắt lưng to bản. Đối lập với nó, Hanbok của nữ giới có eo cao tới gần ngực, đai thắt cũng nhỏ và mảnh hơn.
Trang phục truyền thống của người Hàn Quốc thoải mái và phù hợp hơn cho việc sinh hoạt trên sàn nhà ondol truyền thống. Ngày nay, rất nhiều người Hàn Quốc, đặc biệt là nam giới mặc trang phục truyền thống này khi họ đi làm. Quần áo kiểu phương Tây thường được mặc khi đi chơi. Tuy nhiên, trong những ngày lễ đặc biệt như: trung
thờ cúng tổ tiên. Sau nghi lễ này người ít tuổi trong gia đình sẽ cúi lạy những người lớn tuổi trong gia đình.
Hình 2.10: Trang phục truyền thống của người Hàn Quốc.
Nguồn: http://blog.april.com.vn/hanbok-bieu-trung-cua-van-hoa-han-quoc
Nhà của người Hàn Quốc truyền thống hay hiện đại đều được xây dựng dể bảo vệ con người khỏi giá lạnh của thời tiết. Nhìn chung, nhà của Hàn Quốc hơi thấp và các phòng nhỏ, không có nhiều cửa đi và cửa sổ. Như đã nói đặc trưng của nhà ở Hàn Quốc là hệ thống sàn lò sưởi ấm “ondol”. Được sưởi ấm bằng hệ thống ống dẫn ở dưới sàn nhà. Hệ thống sưởi ấm này đã ăn sâu vào đời sống của người Hàn Quốc. Mặc dù ngày nay với nền kinh tế phát triển. Nhà ở của người Hàn Quốc đã có nhiều thay đổi nhưng nhiều người Hàn Quốc vẫn thích ngồi và ngủ trên đệm và những tấm lót trên sàn nhà
.
Hình 2.11: Nhà ở truyền thống của người Hàn Quốc.
Nguồn:http://vietbao.vn/Van-hoa/Truyen-thong-an-mac-o-cua-nguoi-Han- Quoc/10956645/102/
Thêm vào đó, nét đặc biệt của ngôi nhà người Hàn Quốc chính là sân trong. Đây là một không gian sinh hoạt của gia đình mà không thể thiếu trong cuộc sống của người Hàn Quốc. Đồng thời, sân trong cũng là nơi tổ chức những tiệc cưới, tiệc…
• Văn hóa nhận thức
Trên khắp dất nước Hàn Quốc có nhiều tượng đài tưởng niệm những người trung thành, con trai hiếu thảo và phụ nữ thủy chung. Những tượng đài này được dựng lên như là một cách tôn vinh những người mẫu mực trong xã hội. phục vụ cộng đồng và tinh thần cộng đồng cũng được nuôi dưỡng và phát huy. Nhờ vào công nhận của xã hội đối với những ai tôn trọng các giá trị gia đình, trật tự xã hội, lòng trung hiếu và sự tiết hạnh của họ…
Các tượng đài và người con hiếu thảo cũng có rất nhiều ở Hàn Quốc. Đó là do nhận thức về gia đình truyền thống được thể hiện ở đạo làm con và coi trọng nhất là mối quan hệ giữa cha và con trai. Cha mẹ có quyền lực tối cao và cần được con cái tôn trọng, vâng lời…
Tuy nhiên, đạo hiếu của một người không chỉ liên quan đến mối quan hệ của người đó với cha mẹ mình. Hơn nữa, nó còn liên quan đến cách cư xử đối với người
Theo truyền thống, khái niệm đạo hiếu thậm chí còn được phản ánh trong lời nói của người Hàn Quốc. Tiếng Hàn Quốc có hệ thống các từ ngữ xưng hô tôn trọng rất cụ thể và phứa tạp. Mỗi từ và động từ người nói sử dụng cho từng đối tượng khác nhau, phản ánh chính xác vị trí xã hội của người nghe
• Văn hóa tổ chức
Cũng giống như Việt Nam, người Hàn Quốc vẫn đề cao cuộc sống gia đình, hiếu nghĩa với tổ tiên, cha mẹ phục tùng người lãnh đạo. Điễn hình như trong bữa ăn là lúc gia đình sum họp đông nhất. Thứ tự chỗ ngồi không được lẫn lộn. Người đàn ông cao tuổi nhất sẽ ngồi ở vị trí trung tâm và là người mời khách hoặc bắt đầu bữa ăn. Mỗi người có bát canh và bát cơm riêng. Còn những món khác được đặt chung ra giữa bàn để cùng ăn. Đặc biệt không được bê bát cơm lên mà phải đặt bát cơm cố định trên bàn ăn. Trong bữa ăn có thể ngồi khoanh chân hoặc ngồi chống gối lên cũng không bi coi là bất lịch sự.
2.3.3.Vấn đề giáo dục
Người Hàn Quốc rất xem trọng viêc giáo dục con cái trong gia đình. Cho nên, việc dạy bảo trẻ con ở độ tuổi dưới 7 đối với người Hàn Quốc là không quan trọng. Người Hàn Quốc cho rằng một đứa trẻ khi chưa đủ lớn để nhận thức thì không nên áp dụng kỷ luật đối với chúng. Khi đứa trẻ lên 6 hoặc 7 tuổi, người ta mới bắt dầu việc dạy dỗ chúng. Cha mẹ bắt đầu phân biệt hoàn toàn giữa con gái và con trai theo nghi thức của Khổng giáo. Họ dạy bảo cách xưng hô lễ phép với người lớn hơn theo đúng chuẩn mực xã hội. diều này có nghĩa là, khi lên 7 tuổi một cậu bé sẽ biết rằng mình phải biết xưng hô lễ phép với anh trai của mình. Nếu không thực hiện đúng cậu bé sẽ bị xử phạt nghiêm khắc. Con trai trong các gia đình Hàn Quốc đều được dạy cách đọc và viết bằng chữ mẹ đẻ Hangul. Ngoài ra còn được học cả chữ Trung Quốc cổ. Con gái không được day học như con trai. Vì quan niệm “ nữ sinh ngoại tôc”, lớn lên sẽ đi lấy chồng và rời khỏi gia đình. Cũng bắt đầu từ khi được dạy dỗ, năm lên 7 tuổi , các bé gái thường được biết vị trí của mình trong gia đình thấp hơn anh hay em trai của mình.
Khi con gái rời khỏi nhà mình về nhà chồng. Quan hệ với mẹ chồng là điều khó khăn nhất dối với họ. Cô dâu mới về nhà chồng thường cố gắng để làm vui lòng chồng. Hơn nữa điều quan trọng là họ phải biết cách làm vừa long mẹ chồng nữa. Mẹ
chồng là người trực tiếp hướng dẫn con dâu trong công việc nội trợ. Thêm vào đó mẹ chồng có quyền gửi trả cô dâu cho nhà gái nếu cô dâu đó làm mẹ chồng không hài lòng và không thể chấp nhận được. Ở Hàn Quốc có những câu châm ngôn dành cho những cô dâu mới về nhà chồng nên làm theo “ ba năm câm, ba năm điếc, ba năm mù”. Cô dâu tốt nhất là không nên cãi lời mẹ chồng dù bà đúng hay sai. Khi cô dâu sinh được con trai thì vị trí của cô với gia đình nhà chồng sẽ được đảm bảo hơn.
Tóm lại,trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế việc giữ gìn và phát huy các các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình là rất quan trong. Mặc dù cuộc sống có nhiều thay đổi những gia đình có 3, 4 thế hệ cùng chung sống thì ít dần đi. Nhưng những giá trị tốt đẹp của gia đình Hàn Quốc vẫn được trân trọng và được truyền cho thế hệ tiếp theo. Sự “kính trên, nhường dưới”, yêu thương chăm sóc nhau, luôn luôn được các thành viên trong gia đình giữ gìn.
Để tạo dựng một gia đình hòa thuận, mọi thành viên phải có trách nhiệm đóng góp công sức vun dắp, cùng chia sẽ, gánh vác các công việc của gia đình. Và thế, gia đình là tổ ấm tràn đầy yêu thương, nuôi dưỡng con người lớn lên và trưởng thành. Gia đình là điểm tựa tinh thần vô cùng lớn lao cho mỗi người. Và là nơi khơi nguồn mọi sáng tạo, thành công, nơi cúng ta trở về sau mỗi khi mệt mỏi. Hoặc là nơi che chở mỗi khi chúng ta vấp ngã hay thất bại trên đường đời. Gia đình cho chúng ta động lực phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội, thành đạt trong cuộc sống.