2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.5. Phương pháp đo và các mức giới hạn về bức xạ EMC
2.5.1. Cấu hình thử nghiệm
Mục này quy định các yêu cầu về cấu hình thử nghiệm bức xạ EMC:
- Phép đo phải được thực hiện ở chế độ khai thác, tạo ra mức bức xạ vô tuyến rộng nhất trong toàn bộ băng tần số cần khảo sát, cho loại ứng dụng thông dụng;
- Phiết bị phải được cấu trúc sao cho đại diện cho phương thức khai thác thông dụng hoặc điển hình, và phải có tính thực tiễn;
- Nếu thiết bị SRD có anten trong, thì nó phải được đo kiểm với anten thích hợp và với phương thức khai thác điển hình dự định sử dụng, nếu không, phải coi là thiết bị thuộc loại có anten tháo rời được;
- Nếu thiết bị là một phần của hệ thống, hoặc nó có thể kết nối với thiết bị phụ trợ, thì phải chấp nhận đo kiểm thiết bị khi nó đang được nối với cấu hình đại diện tối thiểu của thiết bị phụ trợ, cần thiết để đo các cổng;
- Nếu thiết bị có quá nhiều cổng, thì chọn số lượng cổng đủ tin cậy để mô phỏng được các điều kiện khai thác thực và đảm bảo rằng cấu hình này đã bao trùm mọi loại kết cuối khác nhau.
- Các cổng trong khai thác thông dụng đã được kết nối, phải được nối với một thiết bị phụ trợ hoặc một phụ kiện đại diện của cáp kết cuối để mô phỏng trở kháng của thiết bị phụ trợ. Các cổng vào/ra tín hiệu RF phải được kết cuối đúng cách;
- Cấu hình và phương thức khai thác trong quá trình đo kiểm phải được ghi lại một cách chính xác và đầy đủ trong báo cáo đo kiểm.
2.5.2. Vỏ thiết bị phụ trợ được đo kiểm một cách độc lập
Phép đo này này chỉ áp dụng cho các thiết bị phụ trợ không kết hợp với thiết bị vô tuyến SRD và dự định đo độc lập, như nhà sản xuất công bố. Phép đo này phải được thực hiện theo một cấu hình đại diện cho thiết bị phụ trợ.
Phép đo này không áp dụng cho thiết bị phụ trợ kết hợp với thiết bị vô tuyến SRD, hoặc thiết bị phụ trợ dự định đo kết hợp với thiết bị vô tuyến SRD. Trong các trường hợp như vậy, phải áp dụng các yêu cầu của tiêu chuẩn sản phẩm về hiệu quả sử dụng tần số vô tuyến điện.
2.5.2.1. Định nghĩa
Phép đo cho phép đánh giá khả năng (năng lực) thiết bị phụ trợ giới hạn mức tạp âm/nhiễu nội bộ bức xạ từ vỏ máy của thiết bị.
2.5.2.2. Phương pháp đo
Phương pháp đo phải phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 6989-2-3: 2010
2.5.2.3. Các mức giới hạn
Thiết bị phụ trợ phải đáp ứng các mức giới hạn nhóm B cho trong TCVN 7189: 2009 và các mức giới hạn ở tần số trên 1 GHz được cho trong bảng 7.
Bảng 7 - Các mức giới hạn nhiễu bức xạ trên 1 GHz tại khoảng cách đo 3 m Dải tần số (MHz) Giới hạn trung bình (dBµ V/m) Giới hạn đỉnh (dBµ V/m) 1 000 đến 3 000 50 70 3 000 đến 6 000 54 74
CHÚ THÍCH: giới hạn thấp hơn áp dụng cho tần số chuyển tiếp
Đối với thiết bị phụ trợ dự định chỉ dùng cho các trung tâm viễn thông, sử dụng các giới hạn nhóm A cho trong TCVN 7189: 2009 và các giới hạn trên 1 GHz cho trong Bảng 8.
Bảng 8 - Các giới hạn bức xạ phát xạ từ thiết bị phụ trợ dự định chỉ dùng trong các trung tâm viễn thông và đo độc lập ở khoảng cách đo 3 m
(MHz) V/m) V/m)
1 000 đến 3 000 56 76
3 000 đến 6 000 60 80
CHÚ THÍCH: giới hạn thấp hơn áp dụng cho tần số chuyển tiếp
2.5.3. Cổng vào/ra nguồn DC
Phép đo này áp dụng cho thiết bị SRD và thiết bị phụ trợ dùng cố định có cáp nguồn DC dài hơn 3 m và dùng trên xe cộ, không phân biệt độ dài cáp nối.
Nếu cáp nguồn DC giữa máy SRD và/hoặc thiết bị phụ trợ có độ dài nhỏ hơn hoặc bằng 3 m và dự định để nối trực tiếp đến bộ cấp nguồn dành riêng ac/dc, thì phép đo phải được thực hiện trên cổng vào nguồn AC của bộ cấp nguồn đó, như quy định trong mục 2.5.4. Nếu cáp nguồn DC lớn hơn 3 m, thì phép đo phải được thực hiện thêm trên cổng vào nguồn DC của thiết bị SRD và/hoặc thiết bị phụ trợ.
Nếu cáp nguồn DC giữa máy SRD di động và/hoặc thiết bị phụ trợ và bộ chuyển đổi dành riêng dc/dc có độ dài nhỏ hơn hoặc bằng 3 m, thì phép đo được giới hạn trên cổng vào nguồn DC chỉ của bộ chuyển đổi nguồn. Nếu cáp nguồn DC dài hơn 3 m, thì phép đo phải được thực hiện thêm tại cổng nguồn DC cho thiết bị SRD di động và /hoặc thiết bị phụ trợ.
Phép đo này phải được thực hiện theo một cấu hình đại diện cho thiết bị SRD, các thiết bị phụ trợ, hoặc trên một cấu hình đại diện cho tổ hợp thiết bị SRD và thiết bị phụ trợ.
2.5.3.1. Định nghĩa
Phép đo cho phép đánh giá khả năng giới hạn mức tạp âm/nhiễu trong SRD có tại cổng nguồn vào/ra dc của thiết bị EUT.
2.5.3.2. Phương pháp đo
Phương pháp đo phải phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 7189: 2009. Đối với thiết bị SRD và thiết bị phụ trợ dùng cố định, thì phải sử dụng mạng dây nguồn nhân tạo (AMN), được quy định trong TCVN 7189: 2009 để kết nối với nguồn một chiều dc. Đối với thiết bị SRD và thiết bị phụ trợ dự định kết nối với dây nguồn DC của xe cộ, thì sử dụng một mạng nhân tạo được quy định trong CISPR 25 để kết nối với nguồn điện DC.
Dải tần số cần đo kiểm được mở rộng từ 150 kHz đến 30 MHz. Khi EUT phát ở tần số dưới 30 MHz, thì băng thông loại trừ áp dụng cho máy phát (mục 2.1.3) để đo trong phương thức khai thác phát.
Để đo bức xạ tại cổng ra nguồn DC, thì các cổng tương ứng phải được kết nối qua AMN/AN với một tải tạo dòng lớn nhất cho nguồn.
2.5.3.3. Các mức giới hạn
Thiết bị phải đáp ứng các mức giới hạn sau, bao gồm cả giá trị trung bình và giá trị đỉnh, khi sử dụng máy thu có bộ tách trung bình và máy thu có bộ tách sóng cận đỉnh tương ứng và phương pháp đo phải phù hợp với phương pháp miêu tả trong mục 2.5.3.2. Nếu giá trị giới hạn trung bình đáp ứng khi dùng bộ tách sóng cận đỉnh, thì thiết bị được coi là đáp ứng cả 2 giới hạn, vì vậy không cần thực hiện phép đo bằng bộ tách sóng trung bình.
Thiết bị phải đáp ứng các giới hạn của TCVN 7189: 2009, như trong bảng 9.
Bảng 9 - Các giới hạn về bức xạ dẫn Dải tần số (MHz) Giới hạn cận đỉnh (dBµV) Giới hạn trung bình (dB µV) 0,15 đến 0,5 66÷56 56÷46 > 0,5 đến 5 56 46 > 5 đến 30 60 50
CHÚ THÍCH: giới hạn giảm tuyến tính theo thang logarithm cho dải tần số trong dải từ 0,15 MHz đến 0,5 MHz
Đối với thiết bị dự định chỉ dùng cho các trung tâm viễn thông, sử dụng các giới hạn cho trong Bảng 10.
Bảng 10 - Các giới hạn bức xạ dẫn cho các thiết bị dự định chỉ dùng trong các trung tâm viễn thông
Dải tần số (MHz) Giới hạn cận đỉnh (dBµV) Giới hạn trung bình (dB µV) 0,15 đến 0,5 79 66 > 0,5 đến 30 73 60 2.5.4. Cổng vào/ra nguồn AC
Phép đo áp dụng cho thiết bị SRD và thiết bị phụ trợ, sử dụng cố định với nguồn AC. Phép đo phải được thực hiện theo một cấu hình đại diện cho thiết bị SRD, thiết bị phụ trợ kết hợp, hoặc theo một cấu hình đại diện cho tổ hợp thiết bị SRD và thiết bị phụ trợ.
2.5.4.1. Định nghĩa
Phép đo cho phép đánh giá khả năng của EUT giới hạn tạp mức tạp âm nhiễu của SRD tại cổng nguồn vào/ra AC.
2.5.4.2. Phương pháp đo
Phương pháp đo phải phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 7189:2009 và mạng dây nguồn nhân tạo (AMNs) phải được kết nối với nguồn AC.
Dải tần số cần đo kiểm được mở rộng từ 150 kHz đến 30 MHz. Khi EUT phát ở tần số dưới 30 MHz, thì băng thông loại trừ của máy phát áp dụng (mục 2.1.3) để đo trong phương thức khai thác phát.
Để đo bức xạ trên cổng ra nguồn AC, thì các cổng tương ứng phải được nối qua AMN với tải tạo dòng lớn nhất cho nguồn. Trong trường hợp cổng ra ac được nối trực tiếp (hoặc qua bộ ngắt mạch) với cổng nguồn AC của EUT, thì không cần đo kiểm cổng ra nguồn AC.
2.5.4.3. Các mức giới hạn
Thiết bị phải đáp ứng các mức giới hạn sau, bao gồm cả giá trị trung bình và giá trị đỉnh, khi sử dụng máy thu có bộ tách trung bình và máy thu có bộ tách sóng cận đỉnh tương ứng và việc đo phù hợp với phương pháp miêu tả trong mục 2.5.4.2. Nếu giới hạn trung bình được đáp ứng khi dùng bộ tách sóng cận đỉnh, thì thiết bị được coi là đáp ứng cả 2 giới hạn, vì vậy, không cần thực hiện phép đo với bộ tách sóng trung bình.
Thiết bị phải đáp ứng các giới hạn nhóm B phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 7189: 2009.
Đối với thiết bị dự định chỉ dùng cho các trung tâm viễn thông, sử dụng các giới hạn cho thiết bị nhóm A, như quy định trong TCVN 7189: 2009.
2.5.5. Các cổng viễn thông
Phép đo này áp dụng cho các thiết bị SRD và/hoặc thiết bị phụ trợ, sử dụng cố định và có các cổng viễn thông.
Phép đo phải được thực hiện theo một cấu hình đại diện cho thiết bị SRD, thiết bị phụ trợ kết hợp, hoặc theo một cấu hình đại diện cho tổ hợp thiết bị SRD và thiết bị phụ trợ.
2.5.5.1. Định nghĩa
Phép đo này cho phép đánh giá mức bức xạ không mong muốn (có hại) tại các cổng vào viễn thông của thiết bị EUT.
2.5.5.2. Phương pháp đo
Phương pháp đo phải phù hợp với TCVN 7189: 2009.
Dải tần số cần đo kiểm được mở rộng từ 150 kHz đến 30 MHz. Khi EUT phát ở tần số dưới 30 MHz, thì băng thông loại trừ của máy phát áp dụng (mục 2.1.3) để đo trong phương thức khai thác phát.
2.5.5.3. Các mức giới hạn
Các cổng viễn thông phải đáp ứng các mức giới hạn thiết bị nhóm B như cho trong tiêu chuẩn TCVN 7189: 2009.
2.6. Phương pháp thử và các mức giới hạn miễn nhiễm EMC2.6.1. Cấu hình thử nghiệm 2.6.1. Cấu hình thử nghiệm
Mục này xác định các yêu cầu về cấu hình thử nghiệm miễn nhiễm EMC:
- Các phép thử phải được thực hiện theo phương thức khai thác quy định trong mục 2.1 của quy chuẩn này;
- Các phép thử phải được thực hiện tại điểm nằm trong dải môi trường khai thác thông thường và ở mức nguồn ấn định cho thiết bị;
- Nếu thiết bị là một phần của một hệ thống, hoặc có thể kết nối với với thiết bị phụ trợ, thì phải chấp nhận thử thiết bị được nối với cấu hình tối thiểu của thiết bị phụ trợ, cần thiết cho việc thử chịu đựng các cổng;
- Đối với những thiết bị SRD có anten trong, thì phải thử với anten phù hợp với cách sử dụng điển hình, ngược lại nó phải được công bố thuộc loại anten tháo rời; - Đối với các phép thử miễn nhiễm cho thiết bị phụ trợ, không có tiêu chí tách bạch đạt/không đạt và khi máy thu hoặc máy phát được ghép với thiết bị phụ trợ, thì phải sử dụng để đánh giá thiết bị phụ trợ đạt hay không đạt;
- Nếu thiết bị có quá nhiều cổng, thì phải lựa chọn số lượng cổng đủ tin cậy theo điều kiện khai thác thực và phải đảm bảo rằng nó bao trùm toàn bộ các loại kết cuối khác nhau;
- Nếu trong phương thức khai thác thông thường, các cổng được kết nối, thì nó phải được kết nối với thiết bị phụ trợ hoặc với một phụ kiện đại diện của cáp có kết cuối để mô phỏng trở kháng của thiết bị phụ trợ. Các cổng vào/ra RF phải được kết cuối đúng cách;
- Các cổng mà không được kết nối với cáp trong quá trình khi thác thông thường, ví dụ các đầu kết nối dịch vụ, các đầu kết nối lập trình, các đầu kết nối tạm thời…hoặc các cáp kết nối có độ dài mở rộng để thử độ chịu đựng của thiết bị EUT, thì không được kết nối với bất kỳ cáp nào để thử nghiệm EMC. Những nơi mà cáp có kết nối với với các cổng đó, hoặc cáp nối trong có chiều dài mở rộng để thử thiết bị EUT, thì phải chú ý để đảm bảo rằng việc đánh giá EUT không bị ảnh hưởng bởi việc bổ sung hoặc việc kéo dài các cáp này;
- Cấu trúc thử nghiệm và phương thức khai thác trong quá trình thử nghiệm phải được ghi lại một cách chính xác trong báo cáo thử nghiệm.
2.6.2. Trường điện từ RF trong dải (80 MHz đến 1 000 MHz và 1 400 MHz đến 2700 MHz) 700 MHz)
Phép thử này áp dụng cho thiết bị SRD và thiết bị phụ trợ kết hợp.
Phép thử này phải được thực hiện theo một cấu hình thử nghiệm có tính đại diện cho thiết bị SRD, thiết bị phụ trợ, hoặc theo một cấu hình đại diện cho tổ hợp thiết bị SRD và thiết bị phụ trợ.
2.6.2.1. Định nghĩa
Phép thử cho phép đánh giá năng lực của EUT hoạt động như dự định, khi có nhiễu trường điện từ tần số vô tuyến.
2.6.2.2. Phương pháp thử
Phương pháp thử phải phù hợp với TCVN 8241-4-3.
Áp dụng các yêu cầu và cách đánh giá kết quả thử nghiệm sau.
- Mức tín hiệu thử là 3 V/m (đo không điều chế). Tín hiệu thử phải được điều chế biên độ với độ sâu điều chế 80 %, bằng một tín hiệu âm tần hình sin tần số 1 000 Hz. Nếu tín hiệu cần điều chế ở tần số 1 000 Hz, thì sử dụng tín hiệu âm tần 400 Hz. - Phép thử phải được thực hiện trong toàn bộ dải tầnsố từ 80 MHz đến 1 000 MHz và từ 1 400 MHz đến 2 700 MHz , trừ các băng tần loại trừ của máy phát, máy thu và máy thu phát song công (xem mục 2.1.3) ;
- Đối với máy thu và máy phát, bước tăng tần số là 1 %, tính từ điểm sử dụng tần số;
- Các đáp ứng thu tạo ra tại các tần số rời rạc, mà thuộc loại đáp ứng băng hẹp, thì phải loại khỏi phép thử (xem mục 2.1);
- Các tần số tín hiệu lựa chọn và sử dụng trong phép thử miễn nhiễm phải được ghi lại trong báo cáo thử nghiệm.
2.6.2.3. Tiêu chí đánh giá
Đối với máy phát, phải áp dụng tiêu chí đánh giá chất lượng đối với hiện tượng liên tục cho máy phát (xem mục 2.3.4).
Đối với máy thu, phải áp dụng tiêu chí đánh giá chất lượng đối với hiện tượng liên tục cho máy thu (xem mục 2.3.6).
Đối với thiết bị phụ trợ phải áp dụng tiêu chí đạt/không đạt của nhà sản xuất (xem mục 2.3.8). Ngược lại, thiết bị phụ trợ phải được thử nghiệm khi kết nối với máy thu hoặc máy phát, trong đó phải áp dụng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tương ứng ở trên.
2.6.3. Phóng tĩnh điện
Phép thử này áp dụng cho thiết bị SRD và thiết bị phụ trợ kèm theo.
Phép thử này phải được thực hiện theo một cấu hình có tính đại diện cho thiết bị SRD, thiết bị phụ trợ hoặc cho sự kết hợp giữa thiết bị SRD và thiết bị phụ trợ.
2.6.3.1. Định nghĩa
Phép thử cho phép đánh giá khả năng EUT hoạt động như dự định khi xẩy ra hiện tượng phóng tĩnh điện.
2.6.3.2. Phương pháp thử
Phương pháp thử phải phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 8241-4-2:2009.
Đối với thiết bị SRD và thiết bị phụ trợ, phải áp dụng các yêu cầu và phương pháp đánh giá kết quả sau:
Mức nghiêm ngặt thử phóng tiếp xúc phải là 4 kV và phóng qua không khí là 8 kV. Tất cả các chi tiết khác gồm cả các mức thử trung gian có chứa trong TCVN 8241-4-