Tầnsố vô tuyến, phương thức chung

Một phần của tài liệu Du-thao-QCVN-V-10_4_2015-EMC-9-40-GHz (Trang 34 - 43)

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.6.5.Tầnsố vô tuyến, phương thức chung

Phép thử này phải được thực hiện tại các cổng nguồn AC của tiết bị SRD và thiết bị phụ trợ kèm theo.

Phép thử này phải được thực hiện bổ sung tại các cổng tín hiệu, các cổng điều khiển, tại các cổng nguồn DC của thiết bị SRD và thiết bị phụ trợ kèm theo, nếu các cáp nối dài hơn 3 m.

Ở những nơi không thể thực hiện được thử nghiệm tại bất cứ cổng nào như vì sản xuất công bố rằng nó không dự định dùng cho các loại cáp dài hơn 3 m, thì danh sách các cổng như vậy phải được ghi lại trong báo cáo đo kiểm.

Phép thử này phải được thực hiện theo một cấu hình đặc trưng cho thiết bị SRD hoặc theo một cấu hình đặc trưng cho tổ hợp thiết bị SRD và thiết bị phụ trợ,

2.6.5.1. Định nghĩa

Phép thử này cho phép đánh giá khả năng EUT hoạt động như dự định, khi có hiện tượng nhiễu điện từ tần số vô tuyến tại một trong số các cổng vào/ra.

2.6.5.2. Phương pháp thử

Phương pháp thử phải phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 8241-4-6. Áp dụng các yêu cầu và cách đánh giá kết quả sau đây:

- Mức thử gồm 2 mức nghiêm ngặt như quy định trong TCVN 8241-4-6. tương ứng với 3 Vrms không diều chế. Tín hiệu này sau đó được điều chế biên độ với độ sâu điều chế là 80 %, băng một tín hiệu âm tần hình sin, tần số 1 000Hz. Nếu tín hiệu cần được điều chế ở tần số 1 000 Hz, thì sử dụng tín hiệu âm tần 400 Hz; - Phép thử phải được thực hiện trong toàn bộ dải tần từ 150 kHz đến 80, trừ các băng tần loại trừ của máy phát, máy thu và máy thu phát song công (xem mục 2.1.3); - Đối với máy thu và máy phát, bước tăng tần số là 1 %, tính từ điểm sử dụng tần số;

- Sử dụng phương pháp “trích” tín hiệu vào, như quy định trong TCVN 8241- 4-6;

- Các đáp ứng lên máy thu hoặc lên bộ phận thu là một phần của máy thu phát, ở các tần số rời rạc, thuộc loại đáp ứng băng hẹp phải thì phải được loại khỏi phép thử (xem mục 2.1);

- Các tần số tín hiệu lựa chọn và sử dụng trong thử miễn nhiễm phải được ghi lại trong báo cáo thử nghiệm.

2.6.5.3. Tiêu chí đánh giá

Đối với máy phát, phải áp dụng tiêu chí đánh giá hiện tượng liên tục cho máy phát (xem mục 2.3.5).

Đối với máy thu, phải áp dụng tiêu chí đánh giá hiện tượng liên tục cho máy thu (xem mục 2.3.7).

Đối với thiết bị phụ trợ phải áp dụng tiêu chí đạt/không đạt của nhà sản xuất (xem mục 2.3.8). Ngược lại, thiết bị phụ trợ phải được thử khi kết nối với máy thu hoặc máy phát trong đó phải áp dụng các chỉ tiêu chất lượng tương ứng ở trên.

2.6.6. Sụt áp và đột biến điện áp

Phép thử này phải được thực hiện tại các cổng nguồn nuôi ac (nếu có) của thiết bị SRD và thiết bị phụ trợ kết hợp.

Các phép thử phải được thực hiện theo một cấu hình đặc trưng cho thiết bị SRD, thiết bị phụ trợ kết hợp, hoặc theo một cấu hình đặc trưng của tổ hợp thiết bị SRD và thiết bị phụ trợ kết hợp.

2.6.6.1. Định nghĩa

Các phép thử đánh giá năng lực của thiết bị EUT hoạt động trong trường hợp sụt đột ngột và gián đoạn điện áp tại các cổng vào nguồn nuôi ac.

2.6.6.2. Phương pháp thử

Áp dụng các yêu cầu và cách thức đánh giá kết quả thử nghiệm sau: Các mức điện áp thử nghiệm phải:

+ Sụp áp: 0 % điện áp dân dụng cho 0,5 chu kỳ; + Sụp áp: 0 % điện áp dân dụng cho 1 chu kỳ; + Sụp áp: 70 % điện áp dân dụng cho 25 chu kỳ;

+ Ngắt áp: 0 % điện áp dân dụng cho 250 chu kỳ (tần số 50 Hz).

2.6.6.3. Tiêu chí đánh giá

Áp dụng tiêu chí đánh giá sau cho sụt áp:

- Đối với máy phát, phải áp dụng tiêu chí đánh giá hiện tượng đột biến cho các máy phát (xem mục 2.3.5);

- Đối với máy thu, phải áp dụng tiêu chí đánh giá hiện tượng đột biến cho máy thu (xem mực 2.3.7)

- Đối với thiết bị phụ trợ phải áp dụng tiêu chí đạt/không đạt của nhà sản xuất (xem mục 2.3.8). Ngược lại, thiết bị phụ trợ phải được thử khi kết nối với máy thu hoặc máy phát trong đó phải áp dụng các chỉ tiêu chất lượng tương ứng ở trên;

Áp dụng các tiêu chí đánh giá sau cho hiện tượng gián đoạn điện áp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong trường hợp thiết bị nối với nguồn phù hợp hoặc có nối nguồn dự phòng, thì phải áp dụng tiêu chí đánh giá hiện tượng đột biến cho máy phát hoặc máy thu (xem mục 2.3. );

- Trong trường hợp thiết bị được cấp nguồn AC duy nhất (không dùng pin dự phòng song song), thì có thể xẩy ra mất dữ liệu người dùng và nếu có thể không cần duy trì đường thông và các chức năng bị mất có thể được khối phục bởi người dùng hoặc nhà khai thác;

- Không có các đáp ứng ngoài dự định ở cuối phép thử nghiệm;

- Trong trường hợp mất các chức năng hoặc mất dữ liệu người dùng, thì phải ghi lại điều nàu trong báo cáo thử nghiệm;

- Đối với các thiết bị phụ trợ phải áp dụng tiêu chí đạt/không đạt của nhà sản xuất (xem mục 2.3.4). Ngược lại, thiết bị phụ trợ phải được thử khi kết nối với SRD trong đó phải áp dụng các chỉ tiêu chất lượng tương ứng ở trên.

2.6.7. Sự tăng áp

Phép thử nghiệm này phải được thực hiện tại cổng vào của nguồn nuôi ac (nếu có) của thiết bị SRD và thiết bị phụ trợ kết hợp.

Phải thực hiện thử nghiệm bổ sung trên các cổng viễn thông (nếu có).

Các phép thử nghiệm này phải được thực hiện theo một cấu hình đặc trưng cho thiết bị SRD, thiết bị phụ trợ kết hợp, hoặc trên cấu hình đặc trưng của tổ hợp thiết bị SRD và thiết bị phụ trợ.

2.6.7.1. Định nghĩa

Các phép thử này đánh giá năng lực của thiết bị EUT hoạt động theo dự định, trong trường hợp có sự tăng điện áp tại các đầu vào nguồn nuôi ac và các đầu vào viễn thông.

2.6.7.2. Phương pháp thử

Phương pháp thử phải tuân thủ tiêu chuẩn TCVN 8241-4-5.

Phải áp dụng các yêu cầu và việc đánh giá các kết quả thử nghiệm được cho trong mục 2.6.7.2.1 (các cổng viễn thông, các cáp ngoài nhà), 2.6.7.2.2 (các cổng viễn thông, các cáp trong nhà) và trong mục 2.7.8.2.3 (các cổng nguồn nuôi), nhưng không cần thực hiện thử nghiệm tại nơi mà các chức năng thông thường không đạt, do ảnh hưởng của CDN lên EUT.

2.6.7.2.1 Phương pháp thử đối với các cổng viễn thông nối trực tiếp với cáp ngoài nhà

Mức điện áp thử đối với các cổng viễn thông dự định nối trực tiếp với mạng viễn thông thông qua cáp ngoài nhà phải là 1 kV giữa dây và đất, như quy định trong TCVN 8241-4-5, tuy nhiên, trong các trung tâm viễn thông nên sử dụng mức 0,5 kV giữa dây và đất. Trong trường hợp này trở kháng ra tổng thể của bộ tạo tăng điện áp phải phù hợp với tiêu chuân cơ bản TVN 8241-4-5.

Bộ tạo điện áp thử phải cung cấp các xung áp 1,2/50µs, như quy định trong TCVN

8241-4-5.

Mức điện áp thử đối với các cổng viễn thông nối với cáp đi trong nhà (lớn hơn 10 m) phải à 0,5 kV giữa dây với đất. Trong trường hợp này trở kháng ra tổng thể của bộ tạo tăng điện áp phải phù hợp với tiêu chuân cơ bản TVN 8241-4-5 Bộ tạo điện áp thử phải cung cấp các xung áp 1,2/50µs, như quy định trong TCVN 8241-4-5.

2.6.7.2.3 Phương pháp thử các cổng nguồn nuôi.

Mức điện áp thử đối với các cổng vào nguồn nuôi ac phải à 2 kV giữa dây với đất va 1 kV giữa dây với dây với trở kháng ra của bộ tạo tăng điện áp phải phù hợp với tiêu chuẩn cơ bản TVN 8241-4-5.

Trong các trung tâm viễn thông áp dụng 1 kV giữa dây với đất và 0,5 kV giữa dây với dây.

Bộ tạo điện áp thử phải cung cấp các xung áp 1,2/50µs, như quy định trong tiêu

chuẩn cơ bản TCVN 8241-4-5.

2.6.7.3. Tiêu chí đánh giá

Đối với máy phát, phải áp dụng tiêu chí đánh giá hiện tượng đột biến cho máy phát (xem mục 2.3.5).

Đối với máy thu, phải áp dụng tiêu chí đánh giá hiện tượng đột biến cho máy thu (xem mục 2.3.7).

Đối với thiết bị phụ trợ phải áp dụng tiêu chí đạt/không đạt của nhà sản xuất (xem mục 2.3.4). Ngược lại, thiết bị phụ trợ phải được thử khi kết nối với máy thu hoặc máy phát trong đó phải áp dụng các chỉ tiêu chất lượng tương ứng ở trên.

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Các thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần số từ 9 kHz đến 40 GHz và thiết bị phụ trợ liên quan thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại điều 1.1 phải tuân thủ các quy định kỹ thuật trong Quy chuẩn này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2. Trong trường hợp thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần số từ 9 kHz đến 40 GHz và thiết bị phụ trợ liên quan có quy chuẩn kỹ thuật riêng thì quy chuẩn kỹ thuật đó được ưu tiên áp dụng.

4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1. Cục Viễn thông và các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, triển khai quản lý các thiết bị vô tuyến phù hợp với quy chuẩn này.

5.2. Trong trường hợp các quy định nêu tại quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.

PHỤ LỤC A (Tham khảo)

Ví dụ về thiết bị SRD trong quy chuẩn này

A.1. Thiết bị SRD có mức ra RF đến 500 mW, khai thác trong dải tần từ 25 MHz đến 1 000 MHz

Quy chuẩn này áp dụng cho thiết bị SRD có mức công suất vô tuyến RF ra đến 500 mW, dự định khai thác trong băng tần số từ 25 MHz đến 1 GHz và thiết bị phụ trợ kết hợp trong QCVN 73/20113/BTTTT.

A.2. Thiết bị SRD, dự định khai thác trong dải tần số từ 9 kHz đến 25 MHz và hệ thống vòng cảm ứng cho dải tần từ 9 kHz đến 30 MHz

Quy chuẩn này áp dụng cho thiết bị SRD, dùng trong băng tần số từ 9 kHz đến 25 MHz và thiết bị phụ trợ kết hợp. Định nghĩa về thiết bị SRD và thiết bị phụ trợ kết hợp được cho trong QCVN 55:2011/BTTTT.

A.3. Thiết bị SRD dùng trong dải tần từ 1 GHz đến 40 GHz

Quy chuẩn này áp dụng cho thiết bị SRD, dùng trong trong băng tần số từ 1 GHz đến 40 GHz với mức công suất đên 4 W và thiết bị phụ trợ kết hợp. Định nghĩa về thiết bị SRD và thiết bị phụ trợ kết hợp được cho trong QCVN 74:2013/BTTTT.

PHỤ LỤC B (Quy định)

Phân nhóm đặc tính thiết bị SRD

Thiết bị SRD được phân thành 3 nhóm đặc tính, như ghi trong mục 2.3.1.

Việc phân nhóm được cho trong 3 bảng theo ứng dụng “Thiết bị nhận lệnh/điều khiển (bảng B.1), thiết bị đo đạc từ xa và cảm nhận/đo (bảng B.2), thiết bị cảnh báo (bảng B.3) và một nhóm riêng cho các ứng dụng khác (Bảng B.4).

Nhóm các chỉ tiêu yêu cầu phải được lựa chọn phù hợp với ứng dụng như liệt kê trong bảng, hoặc trong trường hợp ứng dụng riêng không ghi ở đây, các ứng dụng trong bảng gần nhất với ứng dụng mà thiết bị riêng biệt cần phải lựa chọn.

Dấu * trong bảng có thể là thiết bị nhóm 2, do nhà sản xuất công bố.

Bảng B.1

Nhó m

Ứng dụng

3 Mở cửa kho bãi

3 Khóa/mở khóa xe hơi

1 Điều khiển từ xa, mô hình - máy bay

2 Điều khiển từ xa, mô hình – tàu thủy, xe hơi, … 3 Các chò chơi điều khiển từ xa, dạng chung 3 Điều khiển từ xa cho truyền hình, âm thanh…

2 Các ứng dụng điều khiển từ xa, các ứng dụng dân dụng (gia đình) 3 Chuông cửa vô tuyến

3 Giám sát trẻ nhỏ

1 Điều khiển từ xa công suất và ánh sáng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Cứu nạn từ xa

1 Điều khiển từ xa cần trục,… 1 Điều khiển từ xa máy cắt cỏ 1 Điều khiển tắt mở khẩn cấp 2 Chỉ thị mức

Nhóm Ứng dụng

1 Nhận dạng người*

2 Nhận dạng vật nuôi

2 Nhận dạng sản phẩm

2 Điều khiển cargo, lưu kho 2 Đo từ xa trong nhà

1 Đo từ xa trên xe cộ*

Cảm nhận không dây và đo không dây

1 Thiết bị máy/robotics*

1 Phát hiện cháy

1 Nâng cần cẩu

1 Điều khiển quá trình* 1 Xác định vị trí*

1 Tải Mboring*

1 Thông tin dữ liệu không dây*

Bảng B.3 Nhóm Ứng dụng 1 An ninh gia đình 2 Cảnh báo xe hơi 2 Cảnh báo trộm 1 Hệ thống bảo vệ 1 An ninh cá nhân 1 Cứu nạn 1 Chăn sóc trẻ nhỏ

1 Hướng dẫn cho người tâm thần 2 Quản lý công trình xây dựng 2 Cảnh báo bằng vô tuyến 1 Giám sát trẻ nhỏ

2 Phát hiện

2 Giám sát tôi phạm

Bảng B.4

Nhóm Ứng dụng

2 Thiết bị đầu cuối video không dây 2 Mạng nội bộ không dây

2 Nhận dạng toa tàu

1 Nhận dạng/điều khiển truy nhập* 2 Truyền nội bộ hình ảnh và âm thanh 1 Đo đạc y tế từ xa*

2 Hệ thống giáo dục người điếc 2 Ra đa thăm dò mặt đất

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

ETSI EN 301 489-1: 2008 “Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); ElectroMagnetic compatibility (EMC) standard for radio quipment and services; Part 1: Common technical requirements”.

ETSI EN 301 489-3: 2002 “Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); ElectroMagnetic compatibility (EMC) standard for radio equipment and services; Part 3: Special conditions for SRD operating on frequencies between 9 kHz and 40 GHz”.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Du-thao-QCVN-V-10_4_2015-EMC-9-40-GHz (Trang 34 - 43)