0
Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Trường điện từ RF trong dải (80 MHz đến 1000 MHz và 1400 MHz đến

Một phần của tài liệu DU-THAO-QCVN-V-10_4_2015-EMC-9-40-GHZ (Trang 31 -33 )

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.6.2. Trường điện từ RF trong dải (80 MHz đến 1000 MHz và 1400 MHz đến

700 MHz)

Phép thử này áp dụng cho thiết bị SRD và thiết bị phụ trợ kết hợp.

Phép thử này phải được thực hiện theo một cấu hình thử nghiệm có tính đại diện cho thiết bị SRD, thiết bị phụ trợ, hoặc theo một cấu hình đại diện cho tổ hợp thiết bị SRD và thiết bị phụ trợ.

2.6.2.1. Định nghĩa

Phép thử cho phép đánh giá năng lực của EUT hoạt động như dự định, khi có nhiễu trường điện từ tần số vô tuyến.

2.6.2.2. Phương pháp thử

Phương pháp thử phải phù hợp với TCVN 8241-4-3.

Áp dụng các yêu cầu và cách đánh giá kết quả thử nghiệm sau.

- Mức tín hiệu thử là 3 V/m (đo không điều chế). Tín hiệu thử phải được điều chế biên độ với độ sâu điều chế 80 %, bằng một tín hiệu âm tần hình sin tần số 1 000 Hz. Nếu tín hiệu cần điều chế ở tần số 1 000 Hz, thì sử dụng tín hiệu âm tần 400 Hz. - Phép thử phải được thực hiện trong toàn bộ dải tầnsố từ 80 MHz đến 1 000 MHz và từ 1 400 MHz đến 2 700 MHz , trừ các băng tần loại trừ của máy phát, máy thu và máy thu phát song công (xem mục 2.1.3) ;

- Đối với máy thu và máy phát, bước tăng tần số là 1 %, tính từ điểm sử dụng tần số;

- Các đáp ứng thu tạo ra tại các tần số rời rạc, mà thuộc loại đáp ứng băng hẹp, thì phải loại khỏi phép thử (xem mục 2.1);

- Các tần số tín hiệu lựa chọn và sử dụng trong phép thử miễn nhiễm phải được ghi lại trong báo cáo thử nghiệm.

2.6.2.3. Tiêu chí đánh giá

Đối với máy phát, phải áp dụng tiêu chí đánh giá chất lượng đối với hiện tượng liên tục cho máy phát (xem mục 2.3.4).

Đối với máy thu, phải áp dụng tiêu chí đánh giá chất lượng đối với hiện tượng liên tục cho máy thu (xem mục 2.3.6).

Đối với thiết bị phụ trợ phải áp dụng tiêu chí đạt/không đạt của nhà sản xuất (xem mục 2.3.8). Ngược lại, thiết bị phụ trợ phải được thử nghiệm khi kết nối với máy thu hoặc máy phát, trong đó phải áp dụng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tương ứng ở trên.

2.6.3. Phóng tĩnh điện

Phép thử này áp dụng cho thiết bị SRD và thiết bị phụ trợ kèm theo.

Phép thử này phải được thực hiện theo một cấu hình có tính đại diện cho thiết bị SRD, thiết bị phụ trợ hoặc cho sự kết hợp giữa thiết bị SRD và thiết bị phụ trợ.

2.6.3.1. Định nghĩa

Phép thử cho phép đánh giá khả năng EUT hoạt động như dự định khi xẩy ra hiện tượng phóng tĩnh điện.

2.6.3.2. Phương pháp thử

Phương pháp thử phải phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 8241-4-2:2009.

Đối với thiết bị SRD và thiết bị phụ trợ, phải áp dụng các yêu cầu và phương pháp đánh giá kết quả sau:

Mức nghiêm ngặt thử phóng tiếp xúc phải là 4 kV và phóng qua không khí là 8 kV. Tất cả các chi tiết khác gồm cả các mức thử trung gian có chứa trong TCVN 8241-4-

Phóng tĩnh điện phải được áp dụng cho tất cả các bề mặt bị phơi nhiễm của EUT, trừ nơi mà tài liệu sử dụng không chỉ rõ yêu cầu cho các biện pháp bảo vệ thích hợp.

2.6.3.3. Tiêu chí đánh giá

Đối với máy phát, phải áp dụng tiêu chí đánh giá hiện tượng đột biến cho máy phát (xem mục 2.3.5).

Đối ới máy thu, phải áp dụng tiêu chí đánh giá hiện tượng đột biến cho máy thu (xem mục 2.3.7).

Đối với thiết bị phụ trợ phải áp dụng tiêu chí đạt/không đạt do nhà sản xuất công bố (xem mục 2.3.8). Ngược lại, thiết bị phụ trợ phải được thử khi kết nối với máy thu hoặc máy phát, trong đó phải áp dụng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tương ứng ở trên.


Một phần của tài liệu DU-THAO-QCVN-V-10_4_2015-EMC-9-40-GHZ (Trang 31 -33 )

×