Cà phê vối (Robusta)

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN TRÀ CÀ PHÊ CACAO (Trang 25 - 27)

Giống cà phê vối được xuất xứ từ khu vực sông Công- gô, miền vùng thấp xích đạo và nhiệt đới Tây Phi, đã được đưa về trồng ở Ả rập. Việt Nam lấy giống lại từ quần đảo Java của Indonesia.

Cà phê vối (tên khoa học: Coffea Canephora hoặc Coffea Robusta) là cây quan trọng thứ hai trong các loài cà phê. Khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê này. Nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới là Việt Nam. Các nước xuất khẩu quan trọng khác gồm Uganda, Brasil, Ấn Độ.

Loại cây trông này rất thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng trên vùng đất đỏ bazan (Gia lai, Đắclắc) - Tây Nguyên - hằng năm đạt 90-95% tổng sản lượng cà phê Việt Nam. Độ cao thích hợp để trồng cây là dưới 1000 m, lượng mưa khoảng trên 1000 mm, nhiệt độ

18

ưa thích của cây khoảng 24-29°C (vùng nóng ẩm), dễ chăm sóc, có sức đề kháng sâu bệnh cao. Năm 2004, Việt Nam xuất khẩu trên 14 triệu bao cà phê loại này, chiếm gần một nửa lượng cà phê vối xuất khẩu của toàn thế giới (trên 30 triệu bao). Hiện nay gần 90% diện tích cà phê ở Việt Nam được trồng cà phê vối, 10% trồng cà phê chè, khoảng 1% còn lại được trồng cà phê mít (coffea Excelsa).

Hình 2.2. Cà phê vối (Robusta)

Đặc điểm: Cây cà phê vối có dạng cây gỗ hoặc cây bụi, chiều cao của cây trưởng thành có thể lên tới 10 m. Quả cà phê có hình tròn, quả chín có màu đỏ nhạt hoặc màu hồng, trên quả thường có đường gân dọc. Hạt cà phê Robusta hình bán cầu tròn và thường là 2 hạt trong 1 trái, hạt nhỏ hơn hạt cà phê Arabica. Hàm lượng caffein trong hạt cà phê Robusta khoảng 2-4%, trong khi ở cà phê arabica chỉ khoảng 1-3%. Vì hàm lượng caffein cao hơn, hương vị lại không tinh khiết bằng cà phê chè, do vậy mà được đánh giá thấp hơn. Giá một bao cà phê Robusta thường chỉ bằng một nửa so với cà phê Arabica.

Giống như cà phê chè, cây cà phê vối 3-4 tuổi có thể bắt đầu thu hoạch. Cây cho hạt trong khoảng từ 20 đến 30 năm. Cây cà phê vối cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn so với cây cà phê chè. Người ta thường trồng cà phê vối thâm canh để mang lại năng suất cao vì trái đậu trên cành một lần, phải tạo cành mới (cành thứ cấp 1,2,3…). Cho nên, người nông dân phải có vốn kiến thức cơ bản.

Cảm quan: Khi qua quá trình chế biến trên dây chuyền thiết bị hiện đại với công nghệ cao sẽ cho ta loại cà phê Robusta có mùi thơm dịu, vị đắng gắt, nước có màu nâu

19

sánh, không chua, đặc sắc phù hợp với khẩu vị của người dân Việt Nam, nhưng hơi đậm đặc với người nước ngoài.

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN TRÀ CÀ PHÊ CACAO (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)