Trích bài Giáo Lý ĐTC Phanxicô trong buổi yết kiến chung ngày 20/11/2013.

Một phần của tài liệu f__1456993997 (Trang 30 - 33)

III. Tính Đột Phá của Năm Thánh LT

28 Trích bài Giáo Lý ĐTC Phanxicô trong buổi yết kiến chung ngày 20/11/2013.

hơn vào mầu nhiệm tình yêu cứu độ của Chúa Kitô. Chính Người là cửa dẫn đến sự sống đời đời (x. Ga 10,9) và Người đòi hỏi chúng ta mở cửa tâm hồn để yêu Chúa và yêu người chân thành hơn. Khi bước qua Cửa Thánh, chúng ta cầu nguyện để các chướng ngại, những yếu đuối, cám dỗ và tội lỗi được gỡ bỏ hầu chúng ta được hiệp nhất với Chúa. Ngài đang đứng bên cửa lòng chúng ta mà gõ, chúng ta phải mở cửa lòng mình ra và đi qua ngưỡng cửa hi vọng, nỗ lực sống thánh thiện. ĐTC nhấn mạnh: “bước qua Cửa Thánh chưa đủ, chúng ta còn phải triệt để dấn thân để mình là khí cụ của lòng thương xót, tiếp nhận và làm chứng cho một tình yêu vượt lên cả công chính, một tình yêu không biên giới… Với tình yêu vô tận này, chúng ta đảm nhận trách nhiệm của mình,

mặc cho các nghịch lý của chúng ta”29.

Khi giới thiệu quyển sách “Tên của Chúa là

Thương Xót” do ký giả Ý Andrea Tornielli nói về lòng

thương xót của Chúa, ĐHY Parolin tóm tắt rằng lòng thương xót mở các cánh cửa và giữ các cánh cửa này luôn mở rộng30. Cũng trong cuốn sách này, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh: “Cha hy vọng năm toàn xá sẽ ngày càng khơi lên hình ảnh của một Giáo hội là dạ cưu mang lòng thương xót và Giáo hội sẽ đến gặp rất nhiều người

29http://phanxico.vn/2015/12/13/duc-giao-hoang-mo-cua-thanh-o-nha-tho-chinh-toa-roma/

bị thương, những người cần được lắng nghe, được thông

cảm, được tha thứ và được có tình yêu”31.

Muốn được như thế, chúng ta phải chạy đến với sức mạnh của Chúa bằng đời sống cầu nguyện, vì cầu nguyện luôn luôn bắt đầu bằng việc nhận ra mình là người có tội. Cầu nguyện kéo theo sự hạ mình đi xưng tội thường xuyên để thú nhận tội lỗi của mình: “Người phạm tội ăn năn, rồi lại sa ngã vì bản thân mình yếu đuối, họ lại được tha thứ nếu họ thấy mình cần được thương xót. Ngược lại, người bị thoái hóa là người phạm tội nhưng không ăn năn, người phạm tội nhưng giả vờ mình là kitô hữu tốt thì cuộc sống của họ là hư hỏng. Người thoái hóa lờ đi tính khiêm tốn, họ không

nghĩ họ cần giúp đỡ, họ sống hai mặt”32. Chúng ta

không được khập khà khập khiễng, sống hai mặt. Nếu là người có tội thì phải xin được tha thứ, không được giấu nhẹm đi những gì Chúa không muốn, như thế là thiếu trung tín33. Quả thế, một khi khiêm tốn nhìn nhận mình lầm đường lạc lối, chúng ta can đảm quyết tâm dấn thân đến với Lòng Chúa Thương Xót trong bí tích Giải Tội, trong đó Chúa Kitô mời gọi chúng ta nhìn nhận tội lỗi mình để cảm nghiệm lòng Chúa thương

31 Trích sách “Tên của Chúa là Thương xót” - http://phanxico.vn/2016/01/12/bay-cau-nen-nho-trong-quyen-sach-moi-cua-duc-giao-hoang/ quyen-sach-moi-cua-duc-giao-hoang/

32 Trích sách “Tên của Chúa là Thương xót” - http://phanxico.vn/2016/01/12/bay-cau-nen-nho-trong-quyen-sach-moi-cua-duc-giao-hoang/ quyen-sach-moi-cua-duc-giao-hoang/

33 http://phanxico.vn/2015/11/29/linh-muc-tu-sy-nam-nu-khong-the-song-hai-mat-duc-phanxico-gap-go-cac-tu-sy-nam-nu-uganda/ go-cac-tu-sy-nam-nu-uganda/

xót, đón nhận ân sủng làm cho chúng ta trở nên dấu chỉ hữu hiệu hơn về tình yêu hòa giải của Người đang hoạt động trong thế giới của chúng ta hôm nay.

Nói tóm lại, đây là những yếu tố tạo nên tính đột phá của Năm Thánh Ngoại Thường Lòng Thương Xót:

Mọi linh mục được quyền tha tội phá thai; các tín hữu xưng tội với Huynh đoàn Piô X cũng được hợp pháp; các Thừa Sai Lòng Thương Xót được sai đi khắp thế giới; Cửa Năm Thánh được mở tại cả các Giáo Hội địa phương nữa chứ không phải chỉ có ở Rôma; Mọi người đều nhận được ơn toàn xá, cả các tù nhân và người bệnh không ra khỏi nhà và các linh hồn trong luyện ngục.

Một phần của tài liệu f__1456993997 (Trang 30 - 33)