Những người thanh niên giàu có tân thời: Có lẽ của cải, nghề nghiệp, địa vị xã hội hay quyền lực

Một phần của tài liệu f__1456993997 (Trang 112 - 115)

IV. Hiệu quả Năm Thánh nhắm đến

d) Những người thanh niên giàu có tân thời: Có lẽ của cải, nghề nghiệp, địa vị xã hội hay quyền lực

Có lẽ của cải, nghề nghiệp, địa vị xã hội hay quyền lực của họ không lấp đầy được lòng họ. Họ muốn có được sự sống đời đời, nhưng không dám từ bỏ mọi thứ họ đang gắn bó. Chúng ta không mang lại cho họ lợi ích gì nếu không nói với họ về kho tàng của ơn thánh Chúa, luôn sẵn sàng trao ban cho họ nơi các Bí Tích của Giáo Hội. Chúng ta không mang lại cho họ lợi ích nào, khi để họ ra đi mà không được biến đổi gì cả.

e) Những con chiên lạc: Nhiều khi chúng ta ngần

ngại chỉnh sửa và khiển trách người có tội, vì chúng ta ý thức về tội lỗi của chính mình. Chúng ta chưa phục vụ các tội nhân đúng mức, khi chúng ta thất bại trong việc khuyên ngăn họ đừng phạm tội, vì những yếu đuối và nhát đảm của mình. Nỗ lực nhằm hoán cải người có tội chỉ thực sự sinh hoa kết quả khi chúng ta cải thiện đời sống của chính mình, nhất là đối với những con chiên lạc do trách nhiệm và tội lỗi hay gương xấu của chúng ta mà họ lìa xa Giáo Hội, có khi bỏ cả Chúa. Chúng ta phải đền tội mình và ra sức đi tìm kiếm những con chiên lạc này về lại cho Chúa và Giáo Hội.

Sứ vụ hoán cải tội nhân, giáo hóa người dốt nát, khuyên bảo người hoài nghi nhất thiết đòi hỏi chúng ta sống rất mật thiết với Chúa. Muốn hoán cải người khác, mà chính mình không hoán cải, không phải là

một con người cầu nguyện, hay không thấm nhuần các mầu nhiệm của Chúa, thì nhất thiết chúng ta sẽ bị thất bại, và chỉ là “thanh la inh ỏi và não bạt rền vang mà thôi”162. Nếu không có tâm hồn cầu nguyện, chúng ta chẳng bao giờ hy vọng thuyết phục được người nghe. Phải đã trải nghiệm được tình yêu của Chúa thì chúng ta mới giúp được người khác trải nghiệm tình yêu thương xót của Ngài. Nhưng chúng ta cũng phải khiêm tốn mà nhìn nhận rằng có một số anh em linh mục chúng ta, và có lúc cả chúng ta nữa, đã trở thành những con chiên lạc, hãy để cho Chúa và Giáo Hội, Bề trên và anh em tìm gặp và đưa chúng ta về lại đàn chiên thánh thiện của Chúa.

f) Những người bên lề cuộc sống: Thánh

Matthêu nói rằng vào lúc cuối đời, chúng ta sẽ bị xét đoán theo tình thương163, nên chúng ta nỗ lực đáp lại bằng các công việc của lòng thương xót: cho ăn người đói, cho uống người khát, tiếp rước khách lạ cô đơn, áo mặc cho người trần trụi, săn sóc người ốm đau, mang tình thương của Chúa cho người tù đày, bị áp bức, cho cô nhi, quả phụ, người bệnh hoạn, khuyết tật, người chịu tác hại của chiến tranh và các tệ nạn xã hội, người già cả neo đơn, người quẫn bách, trong sự nhìn nhận và tôn trọng phẩm giá của họ. Hoạt động bác ái của chúng ta phải là hành động của lòng thương xót,

162 1 Cr 13,1.163 x. Mt 25,35-36.40. 163 x. Mt 25,35-36.40.

chứ không phải là một thương vụ hay chỉ thuần túy việc nhân đạo như bao nhiêu người khác làm.

Nhiều người nhìn nhận những cống hiến của chúng ta có cái gì an ủi và tăng sức mạnh. Nhưng lắm khi chúng ta bị lúng túng, như các môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu, vì có quá nhiều người quẫn bách mà chúng ta không có đủ nguồn lực để giúp đỡ164. Lắm lúc chúng ta cũng bị áp đảo bởi sự bao la của nghèo khó, đói khát, nạn nhân của bất công và đau khổ. Và nhiều lúc chúng ta đi tìm giải pháp nơi loài người, mà không tính đến quyền năng của Chúa. Cần có đức tin mạnh mẽ để chống lại cám dỗ đó. Và khi bị cám dỗ như thế, chúng ta phải nhớ lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ

Các con hãy cho họ ăn” khi bảo họ mang cái ít ỏi họ

đang có đến cho Ngài. Ngày nay Chúa cũng sẽ biến đổi cái ít ỏi của chúng ta để lo cho người kém may mắn hơn chúng ta. Nhiều tôi tớ quảng đại của Chúa Kitô hằng cho đi, không phải cái dư thừa mà là cái rất cần thiết của họ: thời giờ, sức khỏe, và có khi cả mạng sống nữa. Họ đã làm cho người cơ cực và bệnh hoạn hiểu được ý nghĩa cứu độ của những đau khổ của họ. Không cuộc đời nào được mua lấy bằng Máu của Chúa Kitô lại không có giá trị. Trong xác thịt của Ngài, Chúa Kitô đã trải nghiệm nỗi đau của những vết thương thể lý cũng như nỗi đau tâm hồn của con người. Tình thương của Chúa Kitô biến đổi nỗi đau

của con người và làm cho nó trở nên phương tiện chuyển tải sự sống và tình thương cứu độ của Chúa.

Một phần của tài liệu f__1456993997 (Trang 112 - 115)