Kant, Grundlegung zur Metaphysik der Sitten AB 14.

Một phần của tài liệu f__1522850011 (Trang 35 - 36)

II- Nhân quyền dựa trên nhân phẩm

7 Kant, Grundlegung zur Metaphysik der Sitten AB 14.

cứu cánh nơi tự bản tính của mình8. Chính bản tính nầy là phẩm giá không thể ví được của con người so với bất cứ giá trị nào khác. Từ đó, ý niệm về nhân phẩm là sự biểu lộ của một cái gì ở ngay nơi con người, của "sự độc lập bên trong của nó"; "Phẩm giá kết liền với sự tự chủ của hữu thể con người; nó là sự biểu lộ của sự tự chủ nầy9. Người ta nhận ra nơi nhân phẩm một cái gì vô điều kiện và tuyệt đối. Vì thế có thể nói: "Con người có quyền về điều chúng ta gọi là "nhân phẩm" bởi lý do duy nhất là với tư cách một hữu thể đạo đức, con người là một lối biểu lộ của tuyệt đối"10. Không thể chối cãi được rằng nơi quan niệm nầy có một cái gì thật cao cả. Tuy nhiên, nó cũng gìải thích tại sao Giáo hội Công giáo (cũng như

Giáo hội Cải cách) trong một thời gian lâu đã có một thái độ dè dặt, nếu

không nói là chỉ trích và ngay cả chống đối lại ý niệm tân thời về nhân quyền11.Những lập trường chỉ trích, từ Đức Piô XI, Grêgôriô, Piô IX cho đến Lêô XIII, mặc dù lúc nầy có cởi mở, đã từng được biết đến và không cần phải nhắc lại ở đây12. Điểm bị chỉ trích là sự tự chủ và tính cách bài xích giáo sĩ và chủ trương thuần trần tục mà người ta thường có thói quen sử dụng để trình bày quan điểm nầy. Các vị giáo hoàng trong các thế kỷ 18 và 19 xem đây là mối mâu thuẫn với quan điểm lề luật và trật tự các giá trị đến từ Thiên Chúa. Bấy giờ người ta không đủ sức để phân biệt được một bên là nguyên nhân tuỳ thuộc hoàn cảnh lịch sử đã làm khởi phát và biểu lộ các quyền của con người, và bên kia là các mục tiêu nền tảng của nhân quyền. Sự dè dặt, đôi khi còn đi đến thù nghịch đối với các quyền của con người trong thời đại mới, phát xuất từ tình trạng bất lực đó, đã dẫn Giáo hội đến một lập trường ngờ vực, cố thủ, và đi vào một trạng thái cô lập nguy hiểm.

Ý tưởng các quyền con người dựa trên nhân phẩm (một ý tưởng đã được

chuẩn bị từ Đức Lêô XIII và nhất là Đức Piô XII) được Giáo hội chấp nhận tương đối

trễ qua Thông điệp "Pacem in Terris", 196313, của Đức Gioan XXIII. Công đồng Vatican II còn đi đến việc nhìn nhậntình trạng tiến triển của các quyền con người là một tiến bộ của nhân loại. Bản Tuyên ngôn về tự do tôn giáo bắt đầu bằng câu: "trong thời đại chúng ta nhân phẩm ngày càng được ý thức một cách sâu sắc hơn"14 và tiếp đó bản văn long trọng tuyên bố rằng "quyền tự do tôn giáo có nền tảng nơi chính nhân phẩm"15

. Hiến chế mục vụ "Vui mừng và hy vọng" (Gaudium et Spes) cũng xác quyết rằng tất cả các quyền khác của con người đều được xây dựng trên nhân phẩm, một phẩm giá mà chính Thiên Chúa đã ban cho con người16.

Một phần của tài liệu f__1522850011 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w