II- Nhân quyền dựa trên nhân phẩm
14 Dignitatis Humanae (viết tắt DH), tr 1.
1 5 Sđd, tr. 2.
Người ta nhìn sự thay đổi đó như một sự đứt đoạn với truyền thống; và còn nói là Giáo hội đã tiêm nhiễm các ý tưởng của Cách mạng Pháp. Một lối nhận xét như thế không ý thức được bản chất thực sự của truyền thống, vốn là một thực thể sống động17. Truyền thống không phải tiêu biểu cho việc lặp đi lặp lại một lối nói, nhưng áp dụng một kho tàng đức tin
(depositum fidei) duy nhất một cách linh động và thích hợp với những vấn đề luôn mới mẽ mà mỗi thời đại đặt ra. Giáo hội không ngừng rút tỉa nơi kho tàng vô tận của mình "điều mới trong... sự tương hợp với cái cũ"18
. Trong ý nghĩa nầy, từ lâu trước Công đồng vừa qua, Giáo hội đã từng nhìn nhận một sự tiến hoá chính đáng của các Giáo điều19, và cũng trong ý nghĩa đó, Tuyên ngôn "Dignitatis Humanae" có thể là tiến hoá quan trọng nhất về lịch sử của Giáo điều đã xảy ra trong Công đồng Vaticanô II.
S ự phát triển ấy có cơ sở trong Thánh kinh và Truyền thống. Thật vậy, mặc dù lối diễn tả minh nhiên về các quyền bẩm sinh, và vì thế không thể tước bỏ được, của con người là một hiện tượng đặc trưng của thời hiện đại, và dù cho lối hiểu cụ thể tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của thời đại nầy, thì tự căn vấn đề ấy lại cổ xưa như Kitô giáo và chính cả Giáo hội. Tự nền tảng, nó được xây dựng trên xác quyết về sự kiện con người giống với Thiên Chúa (Sáng thế 1, 26 tiếp theo). Đây là một xác quyết có tính cách thật sự cách mạng, vì trong ý hệ nền quân chủ của Đông phương cổ, chỉ có vua là hình ảnh của Trời. Tính cách bất khả vi phạm của nhân phẩm được "dân chủ hoá" nghĩa là phổ cập cho mọi người nơi sách Sáng thế; và lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, tính cách đó áp dụng cho bất cứ người nào với tư cách là người, không lệ thuộc chủng tộc, dân tộc, phái tính hoặc văn hoá20. Truyền thống Thánh kinh nầy đã sớm kết hợp với học thuyết cổ truyền về quyền tự nhiên. Tôma Aquinô đã nói đến nhân phẩm; theo vị nầy, nó được quan niệm trong sự kiện con người có tự do, và hiện hữu vì lợi ích riêng của chính mình21. Như thế Tôma Aquinô đã dẫn lối về việc diễn tả nhân phẩm theo lối tân thời. Từ buổi đầu của thời đại tân kỳ nầy, thần học về quyền tự nhiên đã được phổ biến nhiều và bắt đầu rút ra được những hệ luận áp dụng trong chính tri. Bartolomé de Las Casas, Francisco de Vitoria và nhiều tác giả khác đều nêu học thuyết về quyền tự nhiên của con người để chống lại lối chính trị thực dân của Tây-ban-nha22.
Nhiều vị giáo hoàng trong thời đại tân kỳ cũng đã xác quyết một cách minh nhiên các quyền: sống, tự do, tư hữu của người bản xứ dưới chế độ thực dân 23.
Độc lập với truyền thống tân thời về nhân quyền, thực sự đã từng có một truyền thống Kitô giáo về các quyền của ngôi vị con người. Các giáo