Chúng ta đối phó thế nào với những vấn đề tưởng như nhỏ nhặt, như việc xả rác chẳng hạn?
Vứt rác hay lon nhôm bên vệ đường là hành động ích kỷ của người sống trong một cõi mà Đạo Phật gọi là thế giới của súc sinh. Những hành động như thế thể hiện một chủ nghĩa vị kỷ không quan tâm gì đến ai khác. Đó là một cách sống thật phi tự nhiên. Một người yêu thiên nhiên đơn giản là không thể xả rác. Ném rác một cách bất cẩn là ném đi chính nhân tính của người đó.
Cùng biểu hiện đó, người yêu thiên nhiên có thể thương yêu những người khác, trân trọng hòa bình và sở hữu sự giàu có của một tính cách không bị trói buộc bởi những toan tính ích kỷ của việc được mất. Người sống theo
kiểu tính toán kết cục sẽ cân đo giá trị của chính họ theo cùng một cách đó. Cuộc sống như vậy bị hạn chế vô cùng.
Người ta có thể nghĩ rằng chẳng được lợi lộc gì khi nhặt rác mà người khác xả ra. Nhưng quan trọng là làm việc đó với tình yêu thiên nhiên – không cần nghĩ đến việc người đó được hay không được cái gì.
Chỉ qua những hành động vị tha như vậy chúng ta mới có thể sống tốt nhất với tư cách một con người. Vì kỹ thuật đã tiến bộ đến tầm cỡ này, bây giờ là lúc quan trọng hơn bao giờ hết để mỗi người phát triển kiến thức về bảo vệ môi trường. Bất cứ sự cải thiện vật chất bên ngoài nào cũng chỉ là phù phiếm nếu chúng ta không tăng cường chất lượng nền tảng cho cuộc sống của mình.
Hãy sống sao cho bạn trở thành tử tế và thân thiện với mọi người xung quanh, rồi bạn sẽ ngạc nhiên thấy mình sống một cuộc đời biết bao hạnh phúc.
Charles M. Schwab
---o0o---