Tổng quan nghiên cứu dự đoán cường độ chịu nén bê tông dựa trên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng sóng siêu âm dự đoán cường độ chịu nén và vết nứt của bê tông sử dụng tro bay và bột đá (Trang 31 - 32)

phần tử phổ

(SEM)

- Có xét đến sự suy giảm đặc tính vật liệu trong quá trình sử dụng.

- Thuật toán phức tạp hơn so với phương pháp PTHH.

Bảng 1.1 cho thấy phương pháp phần tử hữu hạn phù hợp với một trong những yêu cầu bài toán đặt ra của đề tài nghiên cứu, đó là mô phỏng sự lan truyền của sóng siêu âm trong bê tông. Tuy nhiên, khó khăn lớn mà các nghiên cứu hiện nay gặp phải khi sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn nhằm mô phỏng sự lan truyền sóng, đó là việc xác định ma trận cản. Trong số nhiều lý thuyết về giảm chấn, mô hình Rayleigh là phù hợp để xác định ma trận cản. Các hệ số Rayleigh sẽ được xác định thông qua thực nghiệm ứng với các trường hợp cụ thể của đối tượng bê tông được nghiên cứu.

1.2. Tổng quan nghiên cứu dự đoán cường độ chịu nén bê tông dựa trên phương pháp siêu âm phương pháp siêu âm

Như đã trình bày ở trên, mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là dự đoán cường độ chịu nén của bê tông sử dụng vật liệu phế phẩm là tro bay và bột đá tại miền Trung. Hiện nay, hai mô hình phổ biến dự đoán cường độ chịu nén bê tông là mô hình hồi quy và mô hình mạng nơ-ron nhân tạo. Vì vậy, phần này sẽ tổng quan các nghiên cứu

trong và ngoài nước về việc sử dụng hai mô hình này để dự đoán cường độ chịu nén của bê tông. Lý thuyết cơ bản về các mô hình hồi quy (tuyến tính đơn biến, phi tuyến đơn biến và tuyến tính đa biến), mô hình mạng nơ-ron nhân tạo và tham số đánh giá mô hình được trình bày chi tiết trong Phụ lục 3 của Luận án.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng sóng siêu âm dự đoán cường độ chịu nén và vết nứt của bê tông sử dụng tro bay và bột đá (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)