Phương pháp tác động tiếng vang (Impact-Echo Method)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng sóng siêu âm dự đoán cường độ chịu nén và vết nứt của bê tông sử dụng tro bay và bột đá (Trang 43 - 44)

Phương pháp tác động tiếng vang là phương pháp ra đời sớm nhất và được Carino and Sansalone đề xuất vào năm 1984 để xác định khuyết tật trong bê tông [28].

Phương pháp được thực hiện bằng cách sử dụng một đầu dò thu nhận tín hiệu từ nguồn gây tác động (impact), trên cơ sở phân tích tín hiệu thu nhận được, nghiên cứu xác định được chiều sâu vết nứt (Hình 1.17).

Hình 1.17. Sơ đồ phép đo của phương pháp Impact-echo [28]

Biểu thức xác định chiều sâu vết nứt như sau [28]:

T c T 2 f =  (1.10)

Trong đó: c là vận tốc lan truyền sóng, fT là tần số đỉnh.

Bản chất của phương pháp là cần xác định được hai đại lượng vận tốc lan

truyền sóng c và tần số đỉnh fT. Nhiều nghiên cứu tiến hành phân tích và đánh giá hai

đại lượng này và đã khẳng định rằng các đại lượng này không tuân theo một quy luật cụ thể nào, mà thay đổi trong từng trường hợp cụ thể.

Çam tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa chiều sâu vết nứt, vị trí đặt nguồn tác động và tần số của nguồn phát [27]. Nghiên cứu tiến hành với mô hình là một dầm xuất hiện vết nứt. Thực nghiệm và mô phỏng cho kết quả giá trị của ba đại lượng là chiều sâu vết nứt, khoảng cách cảm biến và tần số phát sóng.

Khác với nhóm nghiên cứu của Çam với đối tượng nghiên cứu là dầm bê tông, nhóm nghiên cứu của Hsiao có đối tượng nghiên cứu là các khối (block) bê tông với các kích thước khác nhau [37]. Nghiên cứu đã thiết lập được các mối quan hệ giữa kích thước mẫu khối (block) bê tông, tần số sóng âm và vận tốc lan truyền sóng trong các trường hợp không và có xuất hiện vết nứt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng sóng siêu âm dự đoán cường độ chịu nén và vết nứt của bê tông sử dụng tro bay và bột đá (Trang 43 - 44)