Hoạt động thương mại

Một phần của tài liệu THÚC đẩy PHỤC HỒI KINH TẾ VÀ CẢI CÁCH THỂ CHẾ SAU đại DỊCH COVID 19 đề XUẤT CHO VIỆT NAM (Trang 63 - 66)

1. Bối cảnh quốc tế trước và sau đại dịch COVID-19

1.4. Hoạt động thương mại

Xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2019 mở rộng cả về quy mô, thị trường đối tác và loại mặt hàng. Giai đoạn 2010-2015, cùng với sự phục hồi kinh tế trong nước và thế giới sau khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, xuất nhập khẩu tăng trưởng tương đối nhanh. Xuất khẩu tăng từ 72,2 tỷ USD năm 2010 lên 162,0 tỷ USD năm 2015 với tốc độ trung bình 19,3%/năm. Nhập khẩu tăng trưởng chậm hơn, trung bình tăng 15,6%/năm, từ 84,8 tỷ USD lên 165,6 tỷ USD trong giai đoạn 2010-2015. Đến giai đoạn 2016-2019, cả xuất khẩu và nhập khẩu đều duy trì xu hướng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn giai đoạn trước. Cụ thể, xuất khẩu tăng trung bình 17,0%/năm và nhập khẩu tăng trung bình 11,5%/năm. Nhìn chung, trong cả giai đoạn 2010-2019, nhập khẩu tăng trung bình 11,4%/năm, chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng 14,7% của xuất khẩu, do đó, cán cân thương mại cả giai đoạn dần dịch chuyển từ thâm hụt sang trạng thái mở rộng thặng dư.

Hình 25: Diễn biến xuất nhập khẩu của Việt Nam, 2010-2020

Nguồn: Tính toán trên cơ sở dữ liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam.

0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% -50,000 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Đơn v ị: triệu u sd

Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam ít nhiều thể hiện sức chống chịu cao hơn trong giai đoạn 2018-2020. Cần lưu ý, đây là giai đoạn nền kinh tế hứng chịu những tác động bất lợi của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc (từ giữa năm 2018), và tác động của đại dịch COVID-19 và các biện pháp ứng phó với đại dịch này ở nhiều thị trường (từ đầu năm 2020). Theo đó, Việt Nam vẫn giữ được đà tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu trong các năm 2018-2019. Ngay trong 10 tháng đầu năm 2020, Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng dương (5%) so với cùng kỳ năm 2019, trong khi tốc độ tăng nhập khẩu tương ứng đạt 0,3%. Bên cạnh những nỗ lực thích ứng của khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong nước, sức chống chịu tốt hơn của nền kinh tế còn xuất phát một phần từ việc kiên định thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt là về tạo thuận lợi cho thương mại, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử.

Bảng 4: Tỷ lệ thương mại/GDP của Việt Nam giai đoạn 2010-2019 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Xuất khẩu hàng hoá/GDP (%) 62,3 71,5 73,5 77,1 80,7 83,8 86,0 96,1 99,4 101,0 Nhập khẩu hàng hoá/GDP (%) 73,2 78,8 73,0 77,1 79,4 85,8 85,2 95,3 96,6 96,8 Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ/ GDP (%) 72,0 79,4 80,0 83,6 86,4 89,8 93,6 101,6 105,8 106,8 Nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ/ GDP (%) 80,2 83,5 76,5 81,5 83,1 89,0 91,1 98,8 102,5 103,6 Nguồn: CIEM (2021).

Độ mở thương mại của Việt Nam giữ xu hướng tăng (Bảng 4). Tỷ lệ hàng xuất khẩu so với GDP của Việt Nam tăng từ 62,3% năm 2010 lên 101,0% năm 2019. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ so với GDP cũng tăng tương ứng từ 72,0% lên 106,8%. Như vậy, Việt Nam vẫn có thể tận dụng tiềm năng xuất khẩu ngày cả trong môi trường có nhiều biến động. Tỷ lệ nhập khẩu so với GDP, và tỷ lệ hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu so với GDP đều giảm trong năm 2012 nhưng sau đó đã tăng trở lại, lần lượt đạt mức 96,8% và 103,6%.

Kết quả thực hiện các FTA thế hệ mới (CPTPP và EVFTA)

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP đạt 39,5 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2018; nhập khẩu đạt 37,9 tỷ USD, tăng 0,7% so với năm 201853. Theo đó, thặng dư thương mại của Việt Nam với các nước CPTPP năm 2019 đạt 1,6 tỷ USD, so với mức 0,6 tỷ USD năm 2018. Năm 2019, 21.163 C/O mẫu CPTPP đã được cấp

53 https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/viet-nam-xuat-sieu-sang-cac-nuoc-cptpp-16-ty-usd-trong-nam-2019-

cho hang hóa Việt Nam xuất khẩu sang các nước thuộc hiệp định với tổng giá trị hang hóa gần 600 triệu USD. Trong đó, hàng hóa được cấp mẫu C/O CPTPP sang thị trường Canada và Mexico chiếm tỷ lệ cao nhất (hai nước mới có FTA với Việt Nam).

Về đầu tư, trong năm 2019, thu hút FDI từ các nước CPTPP vào Việt Nam giảm. Cụ thể, FDI từ CPTPP vào Việt Nam chỉ đạt 5,9 tỷ USD vốn đầu tư, giảm 38,8% so với năm 2018. Trong đó vốn đăng ký cấp mới chỉ đạt 4,1 tỷ USD, giảm 52% so với năm 2018.54 Trong đó, Nhật Bản, Ôxtrâylia và Malaysia có mức độ sụt giảm vốn đầu tư mạnh nhất. FDI Nhật Bản vào Việt Nam chỉ đạt 4 tỷ USD năm 2019, giảm 53% so với năm 2018. Tuy FDI từ Canada và Mexico ghi nhận mức tăng trưởng mạnh (tăng 95% và 1.100% so với năm 2018) nhưng FDI từ Canada và Mexi co vào Việt Nam cũng chỉ đạt 178 triệu USD và 120 nghìn USD. Mặc dù diễn biến dịch bệnh tại EU và nhiều nước trên thế giới rất phức tạp, nhưng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU vẫn liên tục tăng cao. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU(28) các tháng 8, 9, 10 và 11/2020 lần lượt đạt 3,78 tỷ USD, 3,52 tỷ USD, 3,78 tỷ USD và 3,19 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 36,41 tỷ USD, trong đó 4 tháng sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực đạt 14,27 tỷ USD, chiếm 39,19% tổng kim ngạch xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm. Ở chiều ngược lại, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng EU vào Việt Nam đạt 13,76 tỷ USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, tính đến hết ngày 18/12/2020 (4,5 tháng sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU EVFTA có hiệu lực), gần 62.500 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O mẫu EUR.1 được cấp với kim ngạch hơn 2,35 tỷ USD đi 28 nước bao gồm EU-27 và Anh55.

Hoạt động thương mại trong nước

Năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 5.059,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa giảm 1,2% (năm 2019 tăng 9,5%). Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2020 đạt 3.996,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 79% tổng mức và tăng 6,8%. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống năm nay ước tính đạt 510,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,1% tổng mức và giảm 13% (năm 2019 tăng 9,8%). Doanh thu du lịch lữ hành năm 2020 ước tính đạt 17,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,3% tổng mức và giảm tới 59,5%.

Trong bối cảnh dịch COVID-19, thương mại điện tử trở thành một điểm sáng, thể hiện sự thích ứng của doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam. Theo

54 https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/1-nam-thuc-hien-cptpp-xuat-khau-tang-kha-dau-tu-giam-manh-

617150.html

Báo cáo Kinh tế - xã hội 2016-2020 của Chính phủ, thương mại điện tử phát triển mạnh, doanh số tăng tới 25% và trở thành một kênh phân phối quan trọng của nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh. Theo đánh giá của Google, Temasek, Bain&Co (2020), Việt Nam đứng thứ 2 trong ASEAN về tốc độ tăng trưởng kinh tế số, trung bình đạt 27%/năm trong 2015-2020.

Một phần của tài liệu THÚC đẩy PHỤC HỒI KINH TẾ VÀ CẢI CÁCH THỂ CHẾ SAU đại DỊCH COVID 19 đề XUẤT CHO VIỆT NAM (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)