Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Ds so 9 (duyet) (Trang 72 - 74)

II. BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA

3. Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

- Đối tượng được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp:

Bộ Lao động và An sinh xã hội phối hợp với Bộ Y tế xây dựng các quy định nhằm xác định đối tượng được thụ hưởng chế độ này.

- Hệ thống bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: Uỷ ban giám định lao động chịu trách nhiệm giám định mức độ thương tật do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Thành phần của Uỷ ban giám định ở tất cả các cấp khác nhau bao gồm đại diện của cơ quan lao động, cơ quan y tế và công đoàn. Vào năm 1996, Nhà nước ban hành quy chuẩn quốc gia về giám định mức độ thương tật do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đối với người lao động, trong đó quy định rất rõ 10 mức độ cụ thể. Từ cấp 1 đến cấp 4 là mất khả năng lao động hoàn toàn, từ cấp 5 đến cấp 6 là mất phần lớn khả năng lao động, từ cấp 7 đến cấp 10 là mất một phần khả năng lao động.

- Quyền lợi được hưởng:

+ Điều trị y tế do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: Khi người công nhân được công nhận là bị thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp thì tất cả các chi phí y tế của họ sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả nếu họ tham gia vào hệ thống bảo hiểm tai nạn lao động, nếu không thì mọi chi phí này do nhà máy xí nghiệp nơi họ chi trả.

+ Trợ cấp tai nạn lao động: sau khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, người lao động phải làm các thủ tục xác nhận thương tật. Họ sẽ được nhận trợ cấp thương tật tuỳ theo mức độ thương tật.

+ Trợ cấp tử tuất và quyền lợi của thân nhân: Khi người lao động bị chết do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp thì thân nhân trực tiếp của họ sẽ được hưởng các quyền lợi bao gồm: tiền trợ cấp mai táng, tiền tử tuất một lần hoặc hàng tháng.

- Nguồn hình thành quỹ: Do người sử dụng lao động đóng góp. Mức đóng góp khác nhau theo các ngành công nghiệp có nguy cơ rủi ro khác nhau.

Vào năm 1986, Chính phủ Trung Quốc quyết định cải tổ hệ thống tuyển dụng nhân viên và hình thức ký hợp đồng lao động đã được ứng dụng trong các nhà mày xí nghiệp Nhà nước. Chính phủ đã ban hành “Các quy định đối với người thất nghiệp làm việc trong các nhà máy xí nghiệp của Nhà nước”. Các quy định này là khởi đầu của việc xây dựng hệ thống bảo hiểm thất nghiệp. Vào năm 1993, hệ thống bảo hiểm thất nghiệp đã được sửa đổi và hoàn thiện hơn.

Ngày 2hai tháng 01 năm 1999, Chính phủ đã ban hành Điều lệ về bảo hiểm thất nghiệp.

- Đối tượng điều chỉnh:

Người lao động trong các doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tư nhân,..) và trong các cơ quan đóng tại địa bàn thành thị được tham gia vào hệ thống bảo hiểm thất nghiệp.

- Nguồn quỹ và tỷ lệ đóng góp:

Nguồn quỹ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: khoản đóng góp của doanh nghiệp, cơ quan và cá nhân người lao động; lãi suất ngân hàng; phần trợ giúp của Chính phủ; và các nguồn khác cho quỹ theo quy định của pháp luật.

Các doanh nghiệp và cơ quan ở thành thị sẽ đóng 2% tổng quỹ lương, cá nhân người lao động trong doanh nghiệp đóng 1% lương của họ.

- Các khoản chi trả của quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

+ Trợ cấp thất nghiệp;

+ Hỗ trợ y tế trong thời gian nhận trợ cấp thất nghiệp; + Chi phí mai táng;

+ Tổ chức các lớp đào tạo và dạy nghề;

+ Các khoản chi phí khác liên quan tới bảo hiểm thất nghiệp do Chính phủ quy định.

- Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Những người thất nghiệp sẽ được nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp nếu họ đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Đã tham gia vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp và thực hiện đúng những yêu cầu, đóng góp cho quỹ từ một năm trở lên; Bị thất nghiệp ngoài ý muốn; Có đăng ký thất nghiệp và có nhu cầu tìm việc làm trở lại.

Việc nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp sẽ chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Người lao động được tái tuyển dụng ở nới khác; Được gọi phục vụ trong quân đội; Di cư sang nước khác; Đến tuổi nghỉ hưu và được nhận bảo hiểm hưu trí; Bị bắt vào tù hoặc trại cải tạo lao động; Từ chối nhận việc do các cơ quan có liên quan sắp xếp mà không đưa ra được lý do chính đáng; Do một số nguyên nhân khác theo quy định của pháp luật.

- Mức và thời gian nhận bảo hiểm thất nghiệp.

Quy định về mức bảo hiểm thất nghiệp sẽ tuỳ theo từng tỉnh và địa phương căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương mình. Tuy nhiên, theo một nguyên tắc chung là thấp hơn mức lương tối thiểu nhưng phải cao hơn mức sống tối thiểu của cư dân thành thị. Trợ cấp thất nghiệp sẽ được hưởng trong vòng mười hai tháng nếu người bị thất nghiệp đã đóng góp vào quỹ thất nghiệp trong thời gian từ một đến năm năm; những người đóng bảo hiểm thất nghiệp từ năm đến mười năm thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là mười tám tháng. Những người đóng bảo hiểm thất nghiệp trên mười năm thì sẽ được nhận tối đa là hai mươi bốn tháng. Khi người lao động lại bị thất nghiệp sau khi đã tìm được việc làm thì thời gian đóng góp cho quỹ sẽ được tính toán lại trên cơ sở xem xét khoảng thời gian họ đã nhận bảo hiểm thất nghiệp trước đây, tuy nhiên mức tối đa cũng không được vượt quá hai mươi bốn tháng.

Một phần của tài liệu Ds so 9 (duyet) (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w