Quản lý Nhà nước và giám sát bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu Ds so 9 (duyet) (Trang 74 - 75)

II. BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA

5.Quản lý Nhà nước và giám sát bảo hiểm xã hộ

* Quản lý Nhà nước:

Việc quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động và An sinh xã hội đảm nhận.

Bộ Lao động và An sinh xã hội chịu trách nhiệm ban hành chế độ, chính sách và kiểm tra giám sát việc thực hiện các chương trình bảo hiểm trên phạm vi toàn lãnh thổ. Trên cơ sở chức năng của mình, Bộ Lao động và An sinh xã hội thành lập các Vụ chức năng bao gồm: Vụ Bảo hiểm lương hưu, Vụ Bảo hiểm y tế, Vụ Bảo hiểm thất nghiệp, Vụ Bảo hiểm xã hội ở nông thôn, Vụ Quản lý và Giám sát quỹ bảo hiểm xã hội.

* Quản lý quỹ bảo hiểm xã hội.

Cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội chủ yếu do hệ thống dọc của Bộ Lao động và An sinh xã hội ở các cấp và các cơ quan bảo hiểm xã hội có liên quan chịu trách nhiệm.

Bộ Lao động và An sinh xã hội chịu trách nhiệm quản lý hệ thống bảo hiểm xã hội trên cả nước; bao gồm lương hưu, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và thai sản.

* Giám sát quỹ bảo hiểm xã hội.

Năm 1998, Chính phủ đã thành lập Bộ Lao động và An sinh xã hội, đồng thời thành lập một Vụ Giám sát quỹ bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm giám sát quỹ. Theo kế hoạch, cùng với sự cải tổ cơ cấu của các cơ quan chính quyền ở tất cả các cấp thì một hệ thống quản lý quỹ bảo hiểm xã hội cũng được hình thành ở tất cả các cấp từ trên xuống dưới. Một hệ thống giám sát quỹ bảo hiểm xã hội sẽ được xây dựng trong đó chủ yếu giám sát thông qua hệ thống kiểm toán, tài chính và cả trong hình thức giám sát xã hội.

Với việc thiết lập quỹ bảo hiểm xã hội ở tất cả các cấp, hoạt động giám sát xã hội nhằm khuyến khích công luận tham gia giám sát việc thu chi của hệ thống bảo hiểm xã hội bằng hệ thống điện thoại, phát thanh truyền hình và bưu điện để cơ quan giám sát nhanh chóng có biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Ds so 9 (duyet) (Trang 74 - 75)