Phần nội dung

Một phần của tài liệu Thi giảng viên chính Phương pháp dạy đại hoc theo phát triển năng lực (Trang 33)

III- KĨ THUẬT TRIỂN KHAI MỘT SỐ LOẠI GIỜ DẠY HỌC Ở ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

b. Phần nội dung

Là phần hồn của bài lên lớp và như phần trên đã trình bày, phần chuyển tải nội dung này phải thiết kế như thế nào để làm rõ hoạt động của GV và SV. Cần thiết phải nghiên cứu, vận dụng những điều đã trình bày ở mục III.2.2 (tr.92 sách này) vào việc chuyển tải nội dung. Một khuyến cáo dáng quan tâm ở đây là nên chia phần nội dung ra thành các vấn đề và ở mỗi vấn đề đều triển khai 3 bước cơ bản là: Giảng viên đặt bài toán nhận thức, làm rõ vấn đề; Tiếp theo là tổ chức cho SV hoạt động nhận thức thông qua việc GV trình bày vấn đề dưới dạng hỏi đáp theo logic vấn đề (đối với vấn đề nhận thức mới hay đối với người học chưa có khả năng tự giải quyết vấn đề) hoặc làm trọng tài cố vấn cho SV tự tìm hiểu vấn đề dưới sự dẫn dắt của GV (nêu các dữ kiện, dữ liệu cần thiết, nhắc lại các kiến thức liên quan đã biết...); Sau đó là tóm tắt, "chốt" vấn đề để SV có thể ghi chép và nối tiếp cho vấn đề tiếp theo. Nội dung của bài học có thể bao gồm nhiều vấn đề (nhiều khúc), GV phải biết chia ra các vấn đề một cách hợp lý, có logic để người học cảm thấy bài học là một thể thống nhất. Xin nhắc lại, trong phần chuyển tải nội dung này giảng viên đừng quên 3 trong 5 hoạt động cơ bản của một giờ lên lớp lý thuyết, đó là các hoạt động: a) Giới thiệu học liệu để

người học có nguồn tham khảo, b) Tổ chức chuyển tải nội dung thông qua việc điều khiển hoạt động nhận thức của người học, c) Chỉ rõ khả năng vận dụng nội dung dạy học thông qua các minh họa thực tiễn.

Với định hướng của 5 hoạt động này giảng viên lên kịch bản cho bản thân tiến hành bài học với đan xen sử dụng các phương pháp dạy học mà chúng ta đã trao đổi ở phần trên. Trong kịch bản đó, với vai trò là người đạo diễn giảng viên sẽ điều khiển buổi lên lớp với những phân vai hợp lý sao cho người học được tham gia nhiều hơn, phản biện nhiều hơn và họ được "chốt" những nội dung cốt lõi đồng thời cung cấp các gợi ý cho việc nghiên cứu bài học tiếp theo sau khi rời lớp học. Đó là bản chất một giờ lên lớp theo học chế tín chỉ.

Một phần của tài liệu Thi giảng viên chính Phương pháp dạy đại hoc theo phát triển năng lực (Trang 33)