Kiểm tra, đánh giá theo tiếp cận phát triển năng lực

Một phần của tài liệu Thi giảng viên chính Phương pháp dạy đại hoc theo phát triển năng lực (Trang 41 - 47)

III- KĨ THUẬT TRIỂN KHAI MỘT SỐ LOẠI GIỜ DẠY HỌC Ở ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

b. Phân nội dung

3.3. Kiểm tra, đánh giá theo tiếp cận phát triển năng lực

Trong học chế tín chỉ người ta đánh giá kết quả học tập của sinh viên không chỉ bằng các bài kiểm tra và bài thi cuối môn học mà còn bằng cách đánh giá thường xuyên, cả quá trình qua các hoạt động:

- Mức độ chuyên cần và ý thức học tập (số buổi có mặt, thái độ theo dõi bài giảng, thảo luận, tinh thần đóng góp ý kiến...);

- Tự học ở nhà (qua nội dung phát biểu thảo luận trên lớp, thời gian và chất lượng hoàn thành bài tập ở nhà do giảng viên giao);

- Làm việc trong phòng thí nghiệm, đi thực tế; - Bài tập nhóm/ bài kiểm tra giữa kỳ;

- Bài thi kết thúc môn học. KT/ĐG ở đây có 3 mục đích:

- Để hỗ trợ việc học (nhận xét để chỉ ra cho sinh viên những cái chưa đạt trong tiến trình học tập để người học điều chỉnh việc học của mình);

- Để hướng dẫn việc học (KTTX như một PPDH, thông qua trả bài chỉ cho người học cách học nội dung đó phù hợp nhất);

- Để xác nhận kết quả học tập theo quá trình và của cả môn học.

Bảng so sánh vai trò của các cách đánh giá trong quá trình dạy học theo tín chỉ hiện nay :

Vai trò của giáo viên

Đánh giá thường xuyên:

- Chuyển đổi các mục tiêu môn học thành mục tiêu trung gian cho từng tuần;

- Cho SV biết về những mục tiêu trung gian này;

- Xây dựng các phương thức đánh giá linh hoạt;

- Điều chỉnh việc DH dựa theo kết quả thực hiện MT trung gian của SV;

Đánh giá kết quả cuối cùng:

- Tiến hành đánh giá một cách cẩn thận nhằm đảm bảo tính chính xác và tính so sánh của kết quả;

- Sử dụng kết quả nhằm hỗ trợ sinh viên đáp ứng được chuẩn môn học (MT cuối cùng của môn học); - Giải trình kết quả cho những người

liên đới (cha mẹ SV, các cấp QL...);

- Cung cấp các phản hồi chi tiết cho SV - Thu hút SV vào việc tự đánh giá.

- Xây dựng chuẩn đánh giá và lưu hồ sơ

Vai trò của sinh viên

- Tự đánh giá và phát huy khả năng của bản thân trong quá trình đánh giá; - Xác định các mục tiêu cần đạt và cách

đạt chúng cho bản thân;

- Thực hiện tự KT thường xuyên để đạt được kết quả tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo trong hoạt động đánh giá trên lớp học

- Nghiên cứu đạt được các chuẩn của môn học để định hướng cho kết quả cuối cùng;

- Cố gắng đạt được các điểm số cao nhất có thể để chứng tỏ kết quả cuối cùng...

Động lực chính

Tin tưởng rằng thành công trong quá trình học tập chính là thành tích đạt được các mục tiêu theo tiến trình

Hứa hẹn đạt được những khen thưởng hoặc bị trừng phạt khi kết quả cuối cùng được công bố.

Ví dụ - Sử dụng những phiếu đánh giá (phiếu học tập) cho/với SV;

- SV tự hoàn thành các phiếu học tập - Cung cấp các thông tin phản hồi chi

tiết cho SV theo quá trình

- Các bài thi tuyển chọn; - Các bài thi cuối môn;

- Các đánh giá theo chu kỳ, đánh giá giai đoạn

(Nguồn: Stiggins - Classroom Assessment for Student Learning)

Một số nguyên tắc chung nhất về đánh giá sau đây cần được nhận thức:

- Nguyên tắc bảo đảm mối quan hệ với mục tiêu đào tạo;

- Nguyên tắc bảo đảm sự phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi; - Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy và độ ứng nghiệm của phương pháp đánh giá;

- Nguyên tắc bảo đảm sự thống nhất giữa đánh giá và tự đánh giá. Khi thực hiện kiểm tra, đánh giá cần lưu ý thêm các nguyên tắc sau: 1. Phải rõ ràng về mục tiêu học tập mà giáo viên muốn đánh giá

Trước khi tiến hành đánh giá sinh viên, giáo viên cần phải biết các loại kiến thức, kỹ năng và cách thức thực hiện của học sinh và về những thông tin mà mình cần kiểm tra. Kiến thức, kỹ năng và cách thức thực hiện mà giáo viên muốn học sinh học, được gọi là những mục tiêu hoặc chuẩn học tập. Giáo viên càng ghi rõ những mục tiêu học tập trung gian và cuối cùng bao nhiêu thì càng có thể chọn được những kỹ thuật đánh giá tốt bấy nhiêu.

2. Phải đảm bảo rằng kỹ thuật đánh giá mà giáo viên chọn phải đáp ứng mục tiêu học tập

Mỗi mục tiêu có trọng số kỹ thuật đánh giá khác nhau, ví dụ đánh giá lượng kiến thức sinh viên thu nhận được thì kỹ thuật đánh giá là yêu cầu sinh viên tái hiện, tái tạo lại kiến thức; mục tiêu chú trọng vào kỹ năng thì kiểm tra quy trình thực hiện và các thao tác vận dụng và mục tiêu cao hơn đòi hỏi sinh viên vận dụng sáng tạo thông qua việc giải quyết các tình huống thực tế...

3. Phải đảm bảo rằng những kỹ thuật đánh giá được tuyển chọn đáp ứng nhu cầu của người học

Những kỹ thuật đánh giá sẽ cung cấp cho học sinh với những cơ hội để xác định xem họ đã đạt được những gì đặc biệt và họ phải làm những gì đặc biệt để cải tiến việc học của họ. Vì vậy, giáo viên nên tuyển chọn những phương pháp đánh giá cung cấp những thông tin phản hồi ý nghĩa cho học sinh, cho học sinh biết họ đã đạt được mục tiêu ở mức độ nào.

4. Khi có thể, đảm bảo sử dụng nhiều hình thức đánh giá cho từng mục tiêu học tập

Một hình thức đánh giá cung cấp một bức tranh không hoàn hảo về những gì mà học sinh đã học, vì một hình thức đánh giá có khuynh hướng nhấn mạnh duy nhất một khía cạnh của mục tiêu học tập phức hợp, nó miêu tả một cách thiếu điển hình mục tiêu học tập đó. Việc nhận những thông tin về kết quả của học sinh từ một vài hình thức đánh giá thường nâng cao giá trị của những đánh giá của giáo viên. Có khuyến cáo nên kết hợp các hình thức kiểm tra - đánh giá khác nhau khi kiểm định mức độ đạt được MT dạy học trung gian hoặc cuối cùng.

Các hình thức đánh giá trực tiếp và gián tiếp

Hình thức đánh giá gián tiếp Hình thức đánh giá trực tiếp

1. Trắc nghiệm khách quan:

- Đúng/Sai - Có/Không

- Câu hỏi nhiều lựa chọn - Điền khuyết

- Đối chiếu cặp đôi - Điền vào chỗ trống - Câu hỏi trả lời ngắn

1. Các bài tập cấu trúc có hướng dẫn thực hiện:

- Được thực hiện với giấy, bút

- Được thực hiện với các thiết bị cần thiết

2. Các đề án, dự án... học tập

3. Tập hồ sơ nghiên cứu tổng luận một vấn đề liên quan đến môn học

- Câu hỏi trả lời dài

2. Tự luận

- Bài tự luận hạn chế - Bài tự luận mở rộng

4. Thí nghiệm và nghiên cứu điển hình

5. Thuyết minh, khảo cứu

- Đánh giá thường xuyên, theo quá trình là đánh giá được đặc biệt chú ý trong dạy học theo học chế tín chỉ: kết quả học tập của sinh viên được đánh giá không chỉ bằng các bài kiểm tra và bài thi cuối môn học mà còn bằng cách đánh giá thường xuyên; nội dung kiểm tra đánh giá bao gồm các nội dung:

Các hoạt động học tập trên lớp (gắn với các yêu cầu của loại giờ lên lớp của từng tuần và trong học chế tín chỉ: qua nội dung phát biểu, thảo luận trên lớp; thời gian và chất lượng hoàn thành bài tập ở hà do giảng viên giao). Nội dung tự học, tự tích lũy thông qua hình thức tự học, tự nghiên cứu ngoài lớp học. Kết quả của các bài tập cá nhân, nhóm được giao để chuẩn bị các giờ xemina - thảo luận hay bài kiểm tra giữa kỳ... Kết quả làm việc trong phòng thí nghiệm, đi thực tế. Bài thi kết thúc môn học...

- Kỹ thuật đánh giá thường xuyên:

Đánh giá thường xuyên đưa ra các nhận xét về sự làm chủ kiến thức của người học trong quá trình lĩnh hội các nội dung dạy học, gắn với các mục tiêu trung gian được xác định cho từng tuần. Đánh giá thường xuyên liên quan đến các mục tiêu trung gian mà không phải mục tiêu cuối cùng (trong đề cương môn học có 7 mục về mục tiêu học tập của từng tuần đó chính là các mục tiêu trung gian). Thông qua bài tập tuần hoặc tháng giảng viên yêu cầu sinh viên trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến mục tiêu học tập của tuần hoặc tháng bằng cách yêu cầu sinh viên viết lại câu trả lời và nộp vào thời gian thích hợp trong tuần. Các bài "kiểm tra" này có mục đích lấy điểm là phụ mà là tiêu chí để cho điểm "kiểm tra thường xuyên" (chiếm 20-25% tổng điểm môn học) là để tạo động lực cho việc học. Vì mục đích của loại kiểm tra tuần, tháng là để người dạy và người học (chủ yếu) điều chỉnh chiến lược dạy học, vì vậy trách nhiệm của giảng viên là nhận xét kỹ từng bài để sinh viên có thông tin ngược kịp thời về việc học của mình để họ kịp thời điều chỉnh việc học trước khi quá muộn! Đặc trưng đánh giá thường xuyên nằm trong sự liên tục và trong lý luận dạy học hiện đại, người ta coi đánh giá thường xuyên "như một phương pháp dạy học". Trong thực tế việc làm như nêu trên làm cho người dạy "quá bận rộn" và đó chính là một rào cản

khi các giảng viên chuyển sang dạy học theo đúng triết lý của học chế tín chỉ trong khi chế độ về giờ giảng và "văn hóa học" của đa số sinh viên vẫn chưa thay đổi. Để hỗ trợ người dạy trong đánh giá thường xuyên, người dạy nên chỉ ra càng rõ, càng chi tiết cụ thể yêu cầu của "barem chấm" các loại bài kiểm tra thường xuyên, theo quá trình (ví dụ, viết mục 7 trong đề cương dạy học môn học trình bày ở phần trên thật rõ ràng, chi tiết) và công khai cho sinh viên để họ có thể tự đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu và "chấm điểm" cho nhau.

Lưu ý: Điểm kiểm tra thường xuyên chiếm 20-25% điểm môn học (điểm môn ọc bằng 100%).

Bao gồm các phần sau (trọng số của từng phần do giảng viên đề xuất, chủ nhiệm bộ môn thông qua; chủ nhiệm khoa phê duyệt);

+ Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt và tích cực thảo luận, làm bài tập tuần đầy đủ...).

+ Phần tự học, tự nghiên cứu (hoàn thành tốt nội dung, nhiệm vụ mà giảng viên giao cho cá nhân/ tuần; bài tập nhóm/ tháng):

Tổng điểm a/+b/ = Cỡ (20-25)% điểm môn học.

- Kiểm tra, đánh giá giữa kỳ: Thường là bài tập nhóm kiểm tra giữa kỳ. Thông thường điểm kiểm tra giữa kỳ là một điểm bắt buộc cho bất kỳ môn học nào trong mọi quy chế đào tạo. Trong HCTC cũng có thể sử dụng các phương thức đánh giá đa dạng cho kiểm tra đánh giá giữa kỳ. Trong thực tế dạy học môn học thường giảng viên chọn các cách phổ biến sau:

+ Viết một bài tiểu luận về nội dung cốt lõi, tâm đắc của môn học sau nửa học kỳ đã học môn học (cho nhóm 3-5 người hoặc cá nhân) với các tiêu chí, yêu cầu ví dụ như: liệt kê các nội dung mà bạn cho là cốt lõi, có nhiều ứng dụng ở phần đã học của môn học; so sánh phân tích các góc nhìn về một nội dung đã học mà bạn tâm đắc nhất (khi đọc vấn đề đó ở những tài liệu khác nhau) hay cho ý kiến phản biện một vấn đề liên quan đến nội dung học mà bạn cho là không cần thiết mà giảng viên hay nhà trường vẫn yêu cầu học...

+ Giao cho 5-9 bạn thực hiện một dự án liên quan đến khảo sát thực tiễn thể hiện nội dung đã học hay khả năng vận dụng chúng trong hoạt động nghề nghiệp tương lai. Ví dụ với môn Lý luận dạy học, chúng tôi đã yêu cầu các nhóm làm một dự án như sau: Tìm độ vênh giữa những điều đã học trong lý luận dạy học với thực tiễn triển khai của các giảng viên trong thực tế dạy học ở các nhà trường với các yêu cầu cụ thể sau: 1-2 bạn liệt kê những nội dung yêu cầu

của lý luận dạy học đã được học; 4-6 bạn lập kế hoạch và thiết kế các khảo sát thực tế triển khai ở nhà trường mà bạn chọn làm đối tượng nghiên cứu; 1-2 bạn xử lý tư liệu do các bạn trên cung cấp để hoàn thành bảo thảo kết quả dự án cho các buổi thảo luận, thống nhất kết quả báo cáo cuối cùng để nộp cho GV kèm theo "biên bản xác nhận sự đóng góp vào kết quả của dự án và bình bầu tỉ lệ đóng góp của từng thành viên" để GV có thể cho điểm chính xác, không "cào bằng" (thông thường sẽ cho điểm theo tỉ lệ đóng góp cao nhất là 100% = 10 điểm nhưng không thể mọi thành viên đều 10 vì điểm tối đa của một dự án là 10 điểm x số thành viên - 10 điểm; lúc đòi có bạn 10 phải có bạn dưới 10 vì trong thực tế khó có chuyện mọi thành viên đóng góp cho kết quả dự án như nhau!). Tỷ lệ điểm của bài kiểm tra đánh giá giữa kỳ thường là 30-35% tổng điểm môn học và được tính như sau:

a) Bài tập nhóm tháng (có chính sách cho điểm trên cơ sở đóng góp cụ thể của từng thành viên vào kết quả của nhóm thông qua biên bản làm việc nhóm và bình công).

b) Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ (thông thường là một bài tập lớn (kiểu một dự án nhỏ cho nhóm) và tiến hành trong vòng 2-3 tuần mới có kết quả):

Tổng điểm a/ + b/ = Cỡ (30-35)% điểm môn học

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ (có thể thông qua hình thức thi/ kiểm tra truyền thống, cũng có thể thông qua hình thức khác như viết tổng luận môn học...) với các tiêu chí, yêu cầu cụ thể gắn với mục tiêu của môn học mà mục 4 trong đề cương môn học đã nêu ra ở trên. Hãy yêu cầu đánh giá ở mức cao (phân tích, tổng hợp, phản biện) đối với sinh viên đại học (ví dụ, cho ý kiến phản biện một vấn đề liên quan đến nội dung học mà bạn cho là không cần thiết mà giảng viên hay nhà trường vẫn yêu cầu học, từ đó có những ý kiến đề xuất của riêng mình...). Điểm của bài thi, kiểm tra cuối kỳ thường chiếm cỡ 50% điểm môn học hay cỡ (45-55)% điểm môn học tùy quy định của Khoa hay của cơ sở đào tạo.

Một số lưu ý: Tiêu chí đánh giá các loại bài tập: đánh giá thường xuyên: mềm dẻo; đánh giá giữa kỳ thông qua biên bản làm việc nhóm hoàn thành bài tập nhóm giữa kỳ; đánh giá cuối kỳ theo "barem" công khai... Cần công khai hóa lịch thi, kiểm tra (thời lượng và thời hạn)... trong đề cương môn học và phát đề cương này ngay tuần học đầu tiên để sinh viên có thể tham gia tự đánh giá kết quả và tiến độ tích lũy môn học của mình.

Một phần của tài liệu Thi giảng viên chính Phương pháp dạy đại hoc theo phát triển năng lực (Trang 41 - 47)