Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty Thực phẩm Hà Nội:

Một phần của tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở Công ty Thực phẩm Hà Nội (Trang 35 - 36)

2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC VẬN HÀNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM HÀ NỘI. CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM HÀ NỘI.

2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty Thực phẩm Hà Nội: Hà Nội:

Công ty thực phẩm Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc

Sở Thương mại Hà Nội, là một trong những đơn vị được thành lập đầu tiên của ngành thương nghiệp Thủ đô từ năm 1957. Công ty có nhiệm vụ tổ chức

nguồn hàng, sản xuất cung ứng các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm đặc sản, thực phẩm công nghệ từ nguồn nhập khẩu và sản xuất trong nước để

phục vụ nhân dân Thủ đô.

Công ty có trụ sở chính nằm ở 2426 đường Trần Nhật Duật  Trung

tâm thương mại Hà Nội gần chợ Đồng Xuân  Bắc Qua, là nơi giao lưu buôn

bán lớn nhất thành phố Hà Nội, thuận tiện cho việc khách hàng đến tham

quan, quan hệ giao dịch và mua bán với Công ty.

Công ty thực phẩm có mạng lưới kinh doanh rộng lớn gồm 11 cửa hàng bán lẻ, 3 xí nghiệp sản xuất, 1 nhà khách, 2 trung tâm thương mại tại Đồng

Xuân  Bắc Qua và Ngã Tư Sở, 1 xưởng, 1 kho lạnh và 2 liên doanh với các

tập đoàn lớn của Nhật để xây dựng vận hành một siêu thị đạt tiêu chuẩn Quốc

Công ty thực phẩm Hà Nội là một trong những đơn vị lớn nhất của ngành thương mại Thủ đô, trực thuộc Sở Thương mại Hà Nội. Trước kia,

Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước được bao cấp hoàn toàn với một mạng lưới các cửa hàng có mặt ở khắp các quận, huyện của Thủ đô. Công ty có

nhiệm vụ thông qua tem, phiếu phân phối các mặt hàng thực phẩm như thịt

lợn, thịt bò, gia cầm, muối, nước mắm và các mặt hàng khác.

Từ khi xóa bỏ bao cấp năm 1988, chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, Công ty gặp không ít khó khăn do cơ chế bao cấp để

lại, đó là: một bộ máy cồng kềnh, trình độ năng lực cán bộ có nhiều hạn chế,

vốn lưu động thiếu nghiêm trọng, cơ sở vật chất kỹ thuật hầu như không có gì,

nhà xưởng, cửa hàng đã xuống cấp không còn phù hợp với cơ chế mới. Vì vậy, Công ty phải hết sức cố gắng cải tổ lại bộ máy hành chính nhân sự như

giảm biên chế khâu gián tiếp ở các phòng ban, xác nhập các cửa hàng để thu

gọn đầu mối, giảm biên chế các nhân viên thừa ở các phòng ban, những người không đủ trình độ thì đào tạo lại hoặc đưa sang làm công tác khác.

Mặc dù vậy, Công ty có nhiều ưu thế: là một doanh nghiệp Nhà nước đã có nhiều năm kinh nghiệm, được sự hỗ trợ rất tích cực của các Ngân hàng.

Hơn thế, Công ty đã xác định được mục tiêu hoạt động, định hướng đúng. Công ty đã áp dụng phổ biến phương pháp quản lý các đơn vị trực thuộc theo

một số chỉ tiêu chính, cho phép các cơ sở, các đơn vị tự lựa chọn giải pháp để

thực hiện mục tiêu chung của Công ty. Vì vậy, hoạt động kinh doanh đã trở nên năng động, linh hoạt, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường. Công ty còn áp dụng các biện pháp tối ưu hoá tổ chức, sử dụng đúng chức năng, giảm các

bộ phận thừa, các thành viên trong Công ty đều gắn với công việc cụ thể, làm việc với năng suất cao. Đồng thời, Công ty đã phát huy được những thuận lợi

về địa lý, tự nhiên, chính trị  xã hội và điều kiện kinh tế để phục vụ, thúc đẩy

việc kinh doanh của Công ty ngày càng có hiệu quả, từng bước tham gia, hòa nhập vào nền kinh tế rộng lớn của xã hội, các nước tiên tiến, các hoạt động đa

dạng tạo cho Công ty mở rộng quy mô kinh doanh với các tỉnh bạn, trong

phạm vi cả nước và quốc tế, liên doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở Công ty Thực phẩm Hà Nội (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)