KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2019 BÀI THI KHOA HỌC TỰ NHIÊN MÔN SINH HỌC

Một phần của tài liệu DE CUONG ON SINH 12 (Trang 70 - 74)

C. Sinh vật dị dưỡng, chủ yếu là động vật D Thực vật tự dưỡng, chủ yếu là thực vật có hoa.

A. XX a a× XY A B XXA a× XY a C X XA a× XY A D XXA A× XY a

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2019 BÀI THI KHOA HỌC TỰ NHIÊN MÔN SINH HỌC

Câu 1: Nguyên nhân của bệnh phêninkêtô niệu là do

A. thiếu enzim xúc tác chuyển hóa phenylalanin thành tirôzin. B. đột biến nhiễm sắc thể.

C. bị dư thừa tirôzin trong nước tiểu.

D. đột biến thay thế cặp nuclêôtit khác loại trong chuổi bêta hêmôglôbin.

Câu 2: Trường hợp không có hoán vị gen, một gen quy định một tính trạng, tính trạng

trội là trội hoàn toàn, phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 1 : 2 : 1?

A. Ab/aB x Ab/aB. B. Ab/ab x aB/ab.

C. AB/ab x AB/AB. D. AB/ab x AB/ab.

Câu 3: Thành phần cấu tạo của Operon Lac gồm:

A. gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành O. B. vùng vận hành O, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động P. C. gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động P.

D. gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành O, vùng khởi động P.

Câu 4: Từ một cây hoa quý hiếm, bằng cách áp dụng kĩ thuật nào sau đây có thể nhanh

chóng tạo ra nhiều cây có kiểu gen giống nhau và giống với cây hoa ban đầu?

A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Nuôi cấy mô.

C. Nuôi cấy noãn chưa được thụ tinh. D. Lai hữu tính.

Câu 5: Một quần thể có 1375 cây AA, 750 cây Aa, 375 cây aa. Kết luận nào sau đây

A. Quần thể chưa cân bằng về mặt di truyền.

B. Sau một thế hệ giao phối tự do, kiểu gen Aa có tỉ lệ 0,48. C. Alen A có tần số 0,7; alen a có tần số 0,3.

D. Sau một thế hệ giao phối tự do, quần thể sẽ đạt cân bằng di truyền.

Câu 6: Trong tạo giống cây trồng, phương pháp nào dưới đây cho phép tạo ra cây lưỡng

bội đồng hợp tử về tất cả các gen?

A. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn. B. Lai hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

C. Nuôi cấy hạt phấn trong ống nghiệm tạo các mô đơn bội, sau đó xử lí bằng cônsixin.

D. Lai tế bào sinh dưỡng khác loài.

Câu 7: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 14. Số lượng NST ở thể không, thể 1, thể 3 và

thể 4 lần lượt là

A. 0,11,13,14. B. 12,15,18,20. C. 12,13,15,16. D. 0,1,3,4.

Câu 8: Ở người bệnh mù màu đỏ và lục được qui định bởi một gen nằm trên vùng

không tương đồng của NST giới tính X. Bố bị bệnh mù màu đỏ và lục, mẹ không biểu hiện bệnh. Họ có trai đầu lòng bị bệnh mù màu đỏ và lục. Xác suất để họ sinh đứa con thứ hai là con gái bị bệnh mù màu đỏ và lục là

A. 12,5%. B. 75%. C. 25%. D. 50%.

Câu 9: Cho biết các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, các alen trội là trội hoàn toàn

và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể thu được từ phép lai AaBbddEe x AabbDdEe, số cá thể có kiểu gen AAbbDdee chiếm tỉ lệ

A. 1/8. B. 1/128. C. 1/16. D. 1/64.

Câu 10: Ở cây đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy

định hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng là

A. Aa x aa.B. AA x Aa. C. Aa xAa. D. AA x aa.

Câu 11: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường. Trong quần thể

người cứ 100 người bình thường, trung bình có 1 người mang gen dị hợp về tính trạng trên. Một cặp vợ chồng không bị bệnh thì xác suất sinh được đứa con trai bình thường là bao nhiêu?

A. 0,49875B. 0,49775 C. 0,99875 D. 0,4999875

Câu 12: Cho biết các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau. theo lí thuyết, phép lai:

AaBbDD x aaBbDd thu được ở đời con có số cá thể mang kiểu gen dị hợp về một cặp gen chiếm tỉ lệ

A. 37,5%. B. 50%. C. 87,5%. D. 12,5%.

Câu 13: Cho các quần thể có cấu trúc di truyền di truyền như sau:

1. 0,64AA : 0,32Aa : 0.04aa; 2. 0,49AA : 0,42Aa: 0,09aa; 3. 0.49AA: 0,40Aa : 0,11aa; 4. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa; 5. 0,36AA : 0,42Aa : 0,22aa

Các quần thể đạt trạng thái cân bằng về di truyền là

Câu 14: Cho lai 2 cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183

cây bí quả bầu dục và 32 cây quả bí dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật

A. liên kết gen không hoàn toàn. B. phân li độc lập của Men đen.

C. tương tác cộng gộp. D. tương tác bổ trợ.

Câu 15: Các nguyên tắc nào đảm bảo tuân thủ trong nhân đôi ADN?

A. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc nửa gián đoạn. B. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc đa phân. D. Nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc đa phân.

Câu 16: Giống lúa X khi trồng ở đồng bằng Bắc Bộ cho năng suất 8 tấn/ha, ở vùng

Trung Bộ cho năng suất 6 tấn/ha, ở đồng bằng sông Cửu Long cho năng suất 10 tấn/ha. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng,... thay đổi đã làm cho kiểu gen của giống lúa X bị thay đổi theo.

B. Giống lúa X có nhiều mức phản ứng khác nhau về tính trạng năng suất. C. Năng suất thu được ở giống lúa X hoàn toàn do môi trường sống quy định. D. T ập hợp tất cả các kiểu hình thu được về năng suất (6 tấn/ha, 8 tấn/ha, 10 tấn/ha,...) được gọi là mức phản ứng của kiểu gen quy định tính trạng năng suất của giống lúa X.

Câu 17: Tính chất nào dưới đây không phải là đặc điểm của mã di truyền?

A. Tính đặc hiệu B. Tính bán bảo tồn.

C. Tính thoái hóa. D. Tính phổ biến.

Câu 18: Ở ruồi giấm, gen B quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen b quy định

thân đen; gen V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen v quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và cách nhau 17 cM. Lai hai cá thể ruồi giấm thuần chủng (P) thân xám, cánh cụt với thân đen, cánh dài thu được F1. Cho các ruồi giấm F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau. Tính theo lí thuyết, ruồi giấm có kiểu hình thân xám, cánh dài ở F2 chiếm tỉ lệ

A. 56,25%. B. 64,37%. C. 41,5%. D. 50%.

Câu 19: Di truyền học tư vấn nhằm chẩn đoán một số tật, bệnh di truyền ở thời kỳ

A. sắp sinh. B. trước sinh. C. mới sinh. D. sau sinh.

Câu 20: Cho các phương pháp sau:

(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ.

(2) Dung hợp tế bào trần khác loài. (3) Lai khác dòng.

(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội. Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là:

A. (1), (3). B. (1), (4). C. (1), (2). D. (2), (3).

Câu 21: Thành tựu nào sau đây không phải là thành tựu của tạo giống biến đổi gen?

A. Tạo giống bông chứa gen kháng sâu bệnh. B. Tạo giống lúa "gạo vàng".

C. Tạo giống dâu tằm tam bội, có năng suất cao, thường dùng cho ngành nuôi tằm.

Câu 22: Để tăng năng suất cây trồng người ta có thể tạo ra các giống cây tam bội. Loài

cây nào sau đây phù hợp nhất cho việc tạo giống theo phương pháp đó? 1. Ngô. 2. Đậu tương. 3. Củ cải đường. 4. Lúa đại mạch. 5. Dưa hấu. 6. Nho.

A. 3, 4, 6. B. 1, 3, 5. C. 2, 4, 6. D. 3, 5, 6.

Câu 23: Ở một loài thực vật, gen trội A quy định quả đỏ, alen lặn a quy định quả vàng.

Một quần thể của loài trên ở trạng thái cân bằng di truyền có 75% số cây quả đỏ và 25% số cây quả vàng. Tần số tương đối của các alen A và a trong quần thể là

A. 0,6A và 0,4a. B. 0,2A và 0,8a. C. 0,5A và 0,5a. D. 0,4A và 0,6a.

Câu 24: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 1 loại kiểu gen?

A. AA × Aa. B. AA× aa. C. Aa × Aa. D. Aa× aa.

Câu 25: Người mắc hội chứng Đao, tế bào có

A. 3 NST số 21. B. NST số 21 bị mất đoạn.

C. 3 NST số 13. D. 3 NST số 18.

Câu 26: Ở cà chua có bộ nhiễm sắc thể 2n=24, số NST ở thể tam bội là

A. 27. B. 36. C. 48. D. 25.

Câu 27: Phát biểu nào sau đây là không đúng về hiện tượng liên kết gen?

A. Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài đó.

B. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp. C. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.

D. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết.

Câu 28: Ở sinh vật nhân thực, Axit amin nào được đưa đến đầu tiên để dịch mã?

A. Foocmin methionin. B. Valin. C. Alanin. D. Methionin.

Câu 29: Cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình cơ thể được gọi là gì?

A. Cơ thể bất thường. B. Cơ thể mang tật di truyền. C. Thể đột biến gen. D. Thể đột biến.

Câu 30: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt

trắng. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng?

A. XAXa × XaY .B. XAXa × XAY C. XaXa × XAY .D. XAXA × XaY.

Câu 31: Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ruồi giấm 2n = 8. Số lượng nhiễm sắc thể trong

tế bào sinh dưỡng của thể ba nhiễm đơn ở loài này là

A. 24. B. 9. C. 7. D. 12.

Câu 32: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen quy định thân

thấp. Cho cậy thân cao giao phấn với cây thân cao thu được F1 gồm 900 cây thân cao và 299 cây thân thấp. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây F1 tự thụ phấn cho F2 gồm toàn cây thân cao số với tổng số cây F1 là

A. 1/4. B. 2/3. C. 1/2. D. 3/4.

Câu 33: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa là do sự tác động của hai cặp gen (A,a và B,b)

Các alen a và b không có chức năng trên. Lai hai cây hoa trắng (không có sắc tố đỏ) thuần chủng thu được F1 gồm toàn cây có hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu hình thu được ở F2 là

A. 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. B. 15 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. C. 3 cây hoa đỏ : 5 cây hoa trắng. D. 13 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng.

Câu 34: Xét 2 gen ở ruồi giấm: gen A (mắt đỏ), a (mắt trắng) nằm trên nhiễm sắc thể X

không có đoạn tương ứng trên Y, trên nhiễm sắc thể số 2 tồn tại gen B (cánh dài), b (cánh cụt). Số kiểu giao phối tối đa xuất hiện trong quần thể về 2 gen trên là

A. 18. B. 54. C. 27. D. 9.

Câu 35: Một quần thể thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt qua 5 thế hệ thì thu được thành

phần kiểu gen 0,795 AA : 0,01Aa : 0,195aa. Tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là: A. 0,04 AA : 0,32Aa : 0,64aa. B. 0,915AA : 0,001Aa : 0,085aa. C. 0,865AA : 0,01Aa : 0,135aa. D. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa.

Câu 36: Ở một loài thực vật, theo lý thuyết, khi xử lý cônsixin để gây đa bội hoá hợp tử

lưỡng bội Aa trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử thì có thể thu được thể tứ bội nào sau đây?

A. Aaaa. B. AAAa. C. AAaa. D. AAAA.

Câu 37: Cơ thể có kiểu gen nào đồng hợp tử về tất cả các cặp gen đang xét?

A. aabbdd. B. AabbDD. C. aaBbDD. D. aaBBDd.

Câu 38: Ở người, sự rối loạn cơ chế phân bào dẫn đến sự tăng sinh không kiểm soát

được của một số loại tế bào là đặc trưng của bệnh

A. bạch tạng. B. hồng cầu hình liềm. C. mù màu. D. ung thư.

Câu 39: Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào

B. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử. C. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái và không biểu hiện ra kiểu hình ở giới đực.

D. Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.

Câu 40: NST ở sinh vật nhân thực được cấu tạo chủ yếu là

A. ADN và protein loại Histon. B. ARN và polipeptit. C. lipit và polisaccarit. D. ARN và protein loại Histon.

Một phần của tài liệu DE CUONG ON SINH 12 (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w