TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CÔNG CHỨNG VIÊN 1 Đoàn công chứng viên

Một phần của tài liệu Dac san 14 (Trang 78 - 81)

1. Đoàn công chứng viên

Tại mỗi một Toà án cấp cao của bang, thành lập một Đoàn công chứng viên bao gồm tất cả các công chứng viên được bổ nhiệm trong địa phận thẩm quyền của Toà án cấp cao của bang.

Đoàn công chứng viên có trụ sở tại nơi có Toà án cấp cao của bang.

Đoàn công chứng viên là một tổ chức theo luật công. Ở Đức có 21 Đoàn công chứng viên; thông thường mỗi một bang có một Đoàn công chứng viên, riêng bang Niedersachsen có ba Đoàn công chứng viên, còn ba bang khác là Nordrhein-Westfalen, Rheinland-Pfalz và Hessen (mỗi bang này có hai Đoàn công chứng viên).

Đoàn công chứng viên là thành viên của Đoàn công chứng viên liên bang; thực hiện nghĩa vụ của Nhà nước chịu sự giám sát của Toà án liên khu vực, Toà án cấp cao, Bộ Tư pháp.

Các cơ quan của Đoàn công chứng viên gồm có: Hội nghị thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch. Hội nghị thành viên của Đoàn công chứng viên bầu Hội đồng quản trị, Chủ tịch, xác định Quy chế hoạt động cho công chứng viên, mức thu lệ phí, dự kiến ngân sách chi năm tiếp theo và bầu ra các Uỷ ban như: Uỷ ban

chăm sóc tuổi già cho công chứng viên, Uỷ ban nghề nghiệp, Uỷ ban Y tế… Các Uỷ ban họp một tháng một lần như Hội nghị thành viên.

Nhiệm vụ của Đoàn công chứng viên:

- Giám sát hoạt động công chứng của công chứng viên trong khu vực của mình. Khi có khiếu nại về công chứng viên, ví dụ công chứng viên có đáp ứng yêu cầu công chứng theo quy định của pháp luật không? nếu có hành vi vi phạm, Đoàn sẽ xem xét kỷ luật;

- Đại diện cho lợi ích cho các công chứng viên;

Đại diện cho công chứng viên ra bên ngoài như với công dân và cơ quan khác. Góp ý kiến vào các Đạo luật (thông qua ý kiến của các công chứng viên).

- Đào tạo, bồi dưỡng công chứng viên;

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chứng viên được thông qua ở chương trình nghị sự của Đoàn công chứng viên.

Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng bao gồm:

+ Những người đã tốt nghiệp 2 kỳ thi quốc gia có nguyện vọng làm tại Phòng Công chứng, thời gian đào tạo 3 năm, vừa học vừa làm và có công chứng viên hướng dẫn tập sự;

+ Đối tượng là công chứng viên đang hành nghề định kỳ có bồi dưỡng. - Khi có chỗ trống hoặc khuyết công chứng viên, thì Đoàn công chứng viên tư vấn lên Bộ Tư pháp Bang và các cấp có thẩm quyền để tìm người thay thế. Trong khi chờ có người thay thế, thì Đoàn công chứng viên phải cử người thực hiện công việc đó;

- Giải quyết khiếu nại về công chứng.

2. Đoàn công chứng viên liên bang

Đoàn công chứng viên liên bang bao gồm tất cả 21 Đoàn công chứng viên. Đoàn công chứng viên liên bang là một tổ chức theo luật công.

Bộ Tư pháp liên bang thực hiện giám sát nhà nước đối với Đoàn công chứng liên bang trên cơ sở luật và điều lệ. Điều lệ và những sửa đổi Điều lệ mà Hội nghị đại biểu thông qua phải được Bộ Tư pháp liên bang phê chuẩn.

Nhiệm vụ của Đoàn công chứng viên liên bang:

+ Tham gia dự thảo Luật liên quan đến công chứng, có lấy ý kiến của 21 Đoàn công chứng viên;

+ Tham gia tranh tụng khi Toà án yêu cầu; + Hướng dẫn chi tiết việc áp dụng luật;

+ Trao đổi với những người có kinh nghiệm trong thực tiễn hoạt động công chứng để bổ sung vào đội ngũ công chứng viên; tham gia dự thảo Luật và hướng dẫn thực hiện pháp luật công chứng;

+ Đại diện lợi ích cho các Đoàn công chứng viên để quan hệ với các nước trong hợp tác về công chứng như xin các dự án thực hiện pháp luật…Cộng hoà Liên bang Đức cũng là một trong những thành viên của Hội nghị công chứng Châu Âu. Hội nghị này họp định kỳ theo quy tắc của hội nghị đề ra.

Về nguồn tài chính hoạt động của Đoàn công chứng viên liên bang: Đoàn công chứng viên có trách nhiệm nộp tài chính lên Đoàn công chứng viên liên bang theo nguyên tắc lấy từ nguồn thu theo đầu người (công chứng viên); theo thu nhập; theo giá trị hợp đồng.

3. Về quản lý của Bộ Tư pháp bang: Nhiệm vụ của bộ phận quản lý công

chứng của Bộ Tư pháp bang là: theo dõi, quản lý số lượng hồ sơ cần được công chứng, biến động của công chứng viên: công chứng viên về hưu, chết…để kịp thời bổ sung người thay thế, giúp cho Bộ Tư pháp bang ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công chứng; giám sát hoạt động của các Đoàn công chứng viên. Giám sát hoạt động công chứng: Công chứng thực hiện một nhiệm vụ của Nhà nước, nên chịu sự giám sát của Nhà nước thông qua Chánh án Toà án liên khu vực. Sự giám sát đó thể hiện là: nghiên cứu, xem xét bổ nhiệm công chứng viên; xem hồ sơ công chứng trong một số ngày trong tháng; kiểm tra 2-3 năm một lần, nếu phát hiện có sai phạm thì kỷ kuật.

Đoàn công chứng viên chịu sự giám sát của Bộ Tư pháp Bang, hoạt động của Đoàn công chứng viên tự trang trải về tài chính dưới sự giám sát của Nhà nước.

Đoàn công chứng viên liên bang chịu sự giám sát của Bộ Tư pháp Liên bang.

Mục lục

Trang

Thực trạng về tổ chức và hoạt động công chứng ởnước ta từ năm 1991 đến năm 2006 và sự cần thiết ban nước ta từ năm 1991 đến năm 2006 và sự cần thiết ban hành Luật công chứng

3

Quan điểm chỉ đạo và những mục tiêu của Luật côngchứng chứng

7Giới thiệu một số nội dung của Luật công chứng: 9 Giới thiệu một số nội dung của Luật công chứng: 9

A. Bố cục của Luật công chứng 9

B. Nội dung của Luật công chứng 10

I. Những quy định chung 10

II. Công chứng viên 19

III. Tổ chức hành nghề công chứng 25

Một phần của tài liệu Dac san 14 (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w