Đối với nông, lâm, ngư nghiệp

Một phần của tài liệu da-tong-the-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-vung-dong-bao-dtts-va-mien-nui (Trang 31 - 32)

I. BỐI CẢNH, QUAN ĐIỂM, PHẠM VI VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

a) Đối với nông, lâm, ngư nghiệp

-Tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành, phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

- Tiếp tục hình thành và phát triển vùng chuyên canh tập trung với quy mô hợp lý, chú trọng phát triển sản xuất cây trồng, vật nuôi có giá trị như: cây chè, cây cà phê, cây điều, cây hồ tiêu, cây ăn quả, dược liệu, hương liệu, hoa, rau màu...; phát triển chăn nuôi đại gia súc (như bò sữa, bò thịt, trâu), tiểu gia súc, gia cầm (như lợn, gà...), phát triển ngư nghiệp sản xuất và kinh doanh cá, tôm... theo mô hình trang trại, gia trại ở những địa bàn phù hợp, tạo sản phẩm đặc sản, độc đáo thay thế cho sản phẩm cao sản, đại trà để nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất kinh doanh;

- Tập trung đầu tư mạnh cho phát triển kinh tế lâm nghiệp, sản xuất nguyên liệu gắn với chế biến sản phẩm gỗ rừng trồng. Vùng đồng bào DTTS&MN phải góp phần quan trọng nhất để thúc đẩy Việt Nam trở thành một trong các trung tâm chế biến gỗ lớn của khu vực và thế giới. Theo đó phải kiên quyết rà soát, cơ cấu lại đất đai, sản xuất của các nông, lâm trường; hoàn thành giao đất, giao rừng gắn với định canh, định cư; giải quyết đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào DTTS; kiên quyết chấm dứt tình trạng phá rừng làm nương rẫy và hủy hoại đất rừng. Rà soát, khắc phục tình trạng bất hợp lý trong việc phân loại 3 loại rừng, vừa bảo vệ đất rừng đặc dụng, phòng hộ xung yếu, vừa sử dụng hợp lý hiệu quả rừng sản xuất; có giải pháp đột phá đối với rừng nghèo kiệt, đất quy hoạch rừng sản xuất theo phương thức trồng cây gỗ lớn kết hợp với loài sinh khối tăng nhanh;

- Điều chỉnh hợp lý cơ chế, chính sách, định mức khoán bảo vệ rừng, thật sự tạo sinh kế cho người dân sống gắn với rừng. Đẩy mạnh tuyên truyền vận động đi đôi với xử lý nghiêm minh các vụ việc xâm hại rừng, đất rừng. Khôi phục một số tập quán tốt, “văn hóa” ứng xử với rừng của người DTTS như “thờ thần rừng”, “cúng trả ơn rừng”, “cộng đồng bảo vệ rừng thiêng”. Nghiên cứu, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đồng bào DTTS đối với việc quản lý, bảo vệ rừng; giải quyết hợp lý những vấn đề phát sinh từ thực tiễn; không đề ra chính sách “cực đoan” tạo phản cảm, áp lực đến tâm lý của người dân sống gần rừng;

- Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp: Phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị; hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triến kinh tế hợp tác, thực hiện vai trò chủ đạo trong sản xuất, đảm bảo nông dân được hưởng nhiều ưu đãi hơn khi tham gia hợp tác xã; tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Phát triển hình thức đầu tư có sự tham gia giữa nhà nước và tư nhân, thành lập các Hội đồng ngành hàng nông nghiệp, Quỹ phát triển ngành hàng;

- Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn: Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học và khuyến nông; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành; đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn gắn với nhu cầu thị trường, doanh nghiệp;

- Đổi mới cơ chế chính sách, huy động các nguồn lực đa dạng cho phát triên nông nghiệp, nông thôn: Tiêp tục hoàn thiện chính sách, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đổi mới thể thế tài chính, tín dụng nhăm nâng cao khả năng tiếp cận cho nông dân và doanh nghiệp; phát triển hệ thông bảo hiếm nông nghiệp; huy động nhiều nguồn lực cho phát triển nông nghiệp; lồng ghép các nguồn lực trên cùng một địa bàn.

Một phần của tài liệu da-tong-the-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-vung-dong-bao-dtts-va-mien-nui (Trang 31 - 32)