Về phát triển giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu da-tong-the-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-vung-dong-bao-dtts-va-mien-nui (Trang 33 - 34)

I. BỐI CẢNH, QUAN ĐIỂM, PHẠM VI VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

b) Về phát triển giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng

quyết việc làm

Phát triển giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nhân lực và giải quyết việc làm là yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo sinh kế cho thanh niên vùng đồng bào DTTS&MN. Giai đoạn 2021-2025 tập trung phát triển giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nhân lực và giải quyết việc làm theo hướng:

- Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, đề án, chính sách về phát triển giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm. Ưu tiên, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở vùng đồng bào DTTS&MN, nhất là các trường dân tộc nội trú. Phát triển các hình thức giáo dục nghề nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán dân cư trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN, vùng đặc biệt khó khăn; nhất là đào tạo trình độ sơ cấp và ngắn hạn dưới 3 tháng, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS học nghề, tạo và tự tạo việc làm, tham gia xuất khẩu lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống;

- Dạy nghề theo nhu cầu lao động của xã hội (khắc phục tình trạng chỉ dạy những nghề mà trường có giáo viên) theo hướng hỗ trợ sau đào tạo. Học xong có việc làm sẽ được nhà nước hỗ trợ kinh phí hộ gia đình đã bỏ ra để học nghề;

- Bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng (giáo dục định hướng) để thanh niên DTTS tìm kiếm việc làm ở khu công nghiệp;

- Tiếp tục nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đào tạo, tiếp nhận tạo việc làm mới cho người DTTS.

Một phần của tài liệu da-tong-the-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-vung-dong-bao-dtts-va-mien-nui (Trang 33 - 34)