Về những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số lao động khác.

Một phần của tài liệu Dac san ve 15 nam thi hanh Bo luat lao dong (Trang 27 - 28)

lao động khác.

11.1. Mặt được

- Những quy định của Chương này đã cơ bản tạo ra hành lang pháp lý điều chỉnh việc sử dụng lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, lao động là người cao tuổi, lao động có chuyên môn kỹ thuật cao, lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, người nước ngoài lao động tại Việt Nam, một số lao động khác và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

- Đã được các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Chương này trong việc sử dụng, quản lý và điều hành người lao động đặc thù.

11.2. Mặt hạn chế

- Về độ tuổi làm việc của trẻ em, việc quy định trẻ em từ 12 tuổi được làm công việc nhẹ là chưa phù hợp với Công ước về độ tuổi tối thiểu được làm việc của Tổ chức lao động quốc tế (ILO): phải từ 13 tuổi trở lên mới được làm công việc nhẹ.

- Giữa Bộ luật Lao động với Luật Người cao tuổi đang có sự khác nhau về quy định độ tuổi của người lao động cao tuổi. Theo Điều 123 của Bộ luật Lao động là nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi; nhưng theo quy định tại Điều 1 của Luật Người

cao tuổi năm 2010 thì người cao tuổi là người đủ từ 60 tuổi trở lên không phân biệt nam hay nữ. Dự án đang giữ như quy định của Bộ luật Lao động hiện hành.

- Về lao động khuyết tật có một số vướng mắc trong quy định của pháp luật lao động thì dã được Luật Người khuyết tật tháo gỡ (như quy định tỉ lệ phải nhận người lao động khuyết tật của doanh nghiệp).

- Quy định pháp luật về lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, đặc biệt là sau khi bỏ tỉ lệ sử dụng người lao động nước ngoài đã gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhà nước, làm giảm cơ hội việc làm của người lao động Việt Nam trong các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Đã xuất hiện ngày càng nhiều lao động nước ngoài phổ thông sang làm việc ngắn hạn trong các công trình do nhà thầu nước ngoài trúng thầu với thời gian thi công ngắn gây bức xúc dư luận.

- Người giúp việc gia đình mặc dù đã được điều chỉnh bởi Bộ luật Lao động, nhưng cho đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn riêng về việc quản lý, sử dụng lao động giúp việc gia đình. Vì vậy, thực tiễn cho thấy quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động giúp việc gia đình còn chưa được bảo đảm.

11.3. Đề xuất sửa đổi, bổ sung

- Sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên và phù hợp với điều kiện hội nhập hiện nay của nước ta.

- Bổ sung các quy định về người giúp việc gia đình. Cụ thể:

+ Coi giúp việc gia đình trong xã hội hiện đại là một nghề; người giúp việc là một người lao động có quyền, nghĩa vụ và lợi ích như mọi người làm công hưởng lương khác như: được trả bằng mức tiền công bình quân đối với những công việc tương tự, không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; đảm bảo các quyền lợi về thanh toán tiền lương ngày nghỉ lễ, nghỉ hàng năm, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

+ Hai bên phải giao kết hợp đồng lao động và thỏa thuận rõ nội dung công việc, giờ làm việc hàng ngày trong hợp đồng.

+ Cấm người sử dụng lao động phân biệt đối xử, có hành vi bạo lực, ngược đãi, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục đối với người giúp việc.

+ Người sử dụng lao động phải tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cho người lao động giúp việc được học văn hóa nhất là người trẻ tuổi và chưa học hết tiểu học.

Một phần của tài liệu Dac san ve 15 nam thi hanh Bo luat lao dong (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w