0
Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Nội dung văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân các cấp 1 Nội dung văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp

Một phần của tài liệu DAC SAN SO 07 CHDE LUAT BAN HANH VAN BAN QPPL 2008 (Trang 55 -57 )

- Các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu và gian lận thương mại…

3.2. Nội dung văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân các cấp 1 Nội dung văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp

3.2.1. Nội dung văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

Nội dung quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được xác định trong Điều 13 của Luật năm 2004. Theo đó, Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh được ban hành để thực hiện chủ trương, chính sách, biện pháp trong các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi, đất đai, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông, vận tải, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ, du lịch, giáo dục và đào tạo, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, y tế, xã hội, khoa học và công nghệ, tài nguyên và môi trường, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo; thi hành pháp luật; xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh quy định tại các Điều 82 đến Điều 95 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan của cơ quan nhà nước cấp trên.

Ngoài các vấn đề vừa nêu trên, quyết định của Uỷ ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương còn được ban hành để thực hiện chủ trương, chính sách, biện phápkhác về xây dựng, quản lý và phát triển đô thị trên địa bàn thành phố quy định tại Điều 96 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan của cơ quan nhà nước cấp trên.

Cũng tương tự như với Hội đồng nhân dân, Luật chỉ xác định những lĩnh vực có thể ban hành quyết định có tính quy phạm pháp luật. Sau đây là ví dụ về những nội dung cụ thể trong từng lĩnh vực mà Uỷ ban nhân dân tỉnh có thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi, đất đai, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình (nhiệm vụ bảo vệ các công trình thủy lợi vừa và nhỏ; quản lý, bảo vệ hệ thống đê điều, các công trình phòng, chống lũ lụt). Pháp luật đất đai, đặc biệt là Luật đất đai năm 2004 giao cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh một số lượng đáng kể thẩm quyền về quản lý đất đai. Ví dụ: Quyết định số 1129/QĐ-UB ngày 12/11/2002 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đai thị xã Phủ Lý đến năm 2010; Quyết định số 516/QĐ-UB ngày 16/5/2003 của Uỷ ban nhân dân

tỉnh Hà Nam về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đai huyện Lý Nhân đến năm 2010.

Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện thẩm quyền về:

- Tổ chức quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh;

- Phát triển cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản và các cơ sở công nghiệp khác;

- Tổ chức thực hiện việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác ở địa phương; tổ chức và kiểm tra việc khai thác tận thu ở địa phương.

Trong lĩnh vực giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về:

- Tổ chức, quản lý công trình giao thông đô thị, đường bộ và đường thuỷ nội địa ở địa phương theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra, bảo vệ công trình giao thông và bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

Trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hoá, thông tin, quảng cáo, báo chí, xuất bản, thể dục thể thao theo quy định của pháp luật; tổ chức và quản lý các đơn vị sự nghiệp về văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, phát thanh, truyền hình của tỉnh; kiểm tra, ngăn chặn việc kinh doanh, lưu hành sách báo, văn hoá phẩm phản động, đồi trụy…

Trong số các thẩm quyền quản lý nhà nước thì xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính là lĩnh vực mà Uỷ ban nhân dân tỉnh thường ít khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà chủ yếu chỉ tổ chức thực hiện và điều hành cụ thể.

Ngoài những vấn đề như đã nêu trên, do đặc thù của tính chất và nội dung quản lý nhà nước mà Uỷ ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương còn ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện thẩm quyền quản lý nhà nước về:

- Xây dựng và quản lý thống nhất cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị theo quy định của pháp luật;

- Quản lý quỹ đất đô thị; việc sử dụng quỹ đất đô thị phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị theo quy định của pháp luật;

- Quản lý nhà đô thị; quản lý việc kinh doanh nhà ở; sử dụng quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước của thành phố để phát triển nhà ở tại đô thị; chỉ đạo, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong việc xây dựng nhà ở tại đô thị;

- Sắp xếp mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch đô thị;

- Xây dựng kế hoạch và biện pháp giải quyết việc làm; phòng, chống các tệ nạn xã hội ở đô thị theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống dân cư đô thị;

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự công cộng, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông; tổ chức phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị.

Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được ban hành để quy định biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động, đôn đốc và kiểm tra hoạt động của cơ quan, đơn vị trực thuộc và của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân cùng cấp và quyết định của mình.

Ví dụ: Chỉ thị số 16/CT-UB ngày 04/12/2002 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam về đôn đốc thực hiện Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Chỉ thị số 01/CT-UB ngày 20/01/2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam về triển khai thực hiện Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP của Chính phủ ngày 19/11/2002 về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.

Một phần của tài liệu DAC SAN SO 07 CHDE LUAT BAN HANH VAN BAN QPPL 2008 (Trang 55 -57 )

×