5.4.1 Giới thiệu về hệ thống Thinkcars 1S
Máy chẩn đoán Thinkcar 1S – thiết bị đọc lỗi thông minh dành cho các dòng xe du lịch với thiết kế nhỏ gọn và tiện dụng cho người dùng. Thinkcar 1S là thiết bị đọc lỗi sử dụng trên các thiết bị điện thoại di động hay máy vi tính giúp cho người lái có thể kiểm tra tình trạng của mình một cách nhanh chóng.
Có hai thành phần chính trong hệ thống chẩn đoán Thinkcar 1S: thiết bị Thinkcar 1S và ứng dụng chẩn đoán Thinkcar 1S được cài đặt trên thiết bị di động. Hình minh họa sau đây giải thích các hệ thống Thinkcar 1S hoạt động.
Hình 5. 3 Phương thức hệ thống thinkcar 1S hoạt động
Được thiết kế đơn giản và thân thiện cho người dùng, hỗ trợ đọc lỗi hơn 40 dòng xe trên thị trường hiện nay, Thinkcar 1S là một trợ thủ đắc lực ở mọi lúc và mọi nơi cho người sử dụng. Với tính năng đọc lỗi chuyên sâu qua cổng OBD II, đọc lỗi tất cả các hệ thống trên xe (ECM, TCM, PCM, ABS, SRS, EPS, BCM, TPMS,…), Black Box và hỗ trợ đọc lỗi từ xa, giúp người sử dụng có thể biết xe của mình đang bị những bệnh mà không cần phải ra ngoài các garage để đọc lỗi.
5.4.2 Thông số kỹ thuật của thiết bị chẩn đoán Thinkcar 1S.
- Kích thước sản phẩm: 1,59 in x 1,79 in x 0.88 in. (39mm x 45,5mm x 22,4mm).
- Trọng lượng: 0.022 Kg - Bluetooth: BLE 5.0 - Điện áp: 12V
- Dòng điện hiện thời làm việc: ≤ 50mA
- Nhiệt độ làm việc: 14oF – 122oF (-100C – 500C) - Nhiệt độ lưu trữ: -4oF – 140oF (-200C – 600C)
- Bảo hành một năm của nhà sản xuất. Đây là máy quét có thể làm việc với cả hệ điều hành IOS và Android thông qua kết nối Bluetooth.
Thiết bị Thinkcar có thể sử dụng được nhiều trên thiết bị nhưng không được cùng một lúc.
5.4.3 Chức năng và ưu điểm của thiết bị chẩn đoán Thinkcar 1S.
Thiết bị chẩn đoán Thinkcar có các chức năng như sau:
Đọc và xóa lỗi toàn bộ hệ thống trên xe: Với thinkcar ta có thể truy suất tất cả mã lỗi của hệ thống trên xe và hướng giải quyết cho từng mã lỗi ấy.
Chẩn đoán trực tiếp từ xa, Thinkcar 1S hỗ trợ kiểm tra xe từ xa và báo lỗi sơ bộ do các kỹ sư và gara chuyên nghiệp có liên kết trên hệ thống qua phần mềm điều khiển từ xa tích hợp trên ứng dụng. Người dùng sẽ không cần lo lắng liệu xe có thể tiếp tục vận hành hay không…
Hình 5. 4 Thinkcar 1S hỗ trợ chẩn đoán từ xa
Hỗ trợ đa dòng xe trên thị trường hiện nay: Acura, Alfa Romeo, Audi, Bentley, Benz, BMW, Bugati, Buick, Cadillac, Chevrolet, Chrysler, Citroen, Dodge, Fiat, Ford, GM, GMC, Honda, Hummer, Hyundai, Infinity, Injector, Jaguar, Jeep, Kia, Lamborgini, Lancia, Land Rover, Lexus, Lincoln, Maybay, Mazda, Mercedes, Mini, Mitsubishi, Nissan, Opel, Porsche, Rolls Royce, Skoda, Smart, Subaru, Suzuki, Toyota, VW, Volvo,……
Ưu điểm của hệ thống Thinkcar 1S:
với thiết bị điện tử thông minh, có thể so sánh với thiết bị chẩn đoán xe đặc biệt. Nó hỗ trợ đầy đủ chức năng OBD, phát hiện hệ thống đầy đủ, xóa mã một nút và báo cáo chẩn đoán, chẩn đoán từ xe theo thời gian thực, ghi và phát lại dữ liệu OBD II, cũng như cấp tất cả các loại thông tin bảo trì. Thinkcar đơn giản, sáng tạo và thân thiện với người sử dụng, sẽ tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Giảm ô nhiễm khí thải và xác định khi nào xe đã sẵn sàng để kiểm tra khí thải.
Đối với mỗi sự cố, Thinkcar sẽ chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của lỗi, giải thích mã lỗi.
Nhanh chóng xác định vị trí hỏng hóc xe của người dùng, xác định và mô tả sự cố và cung cấp hướng dẫn về cách giải quyết vấn đề.
Cho phép giám sát dữ liệu liên tục của xe.
Nếu xe gặp trục trặc trên đường vắng, có thể kỹ thuật viên chuyên nghiệp sẽ chẩn đoán xe từ xa.
Dữ liệu OBD từ xe của người dùng được ghi lại và lưu trữ trong thời gian thực hiện cho phép truy cập dữ liệu lịch sử thông qua ứng dụng.
5.4.4 Các bước kết nối với hệ thống Thinkcar 1S Bước 1: Tải xuống ứng dụng Thinkcar Bước 1: Tải xuống ứng dụng Thinkcar
Ứng dụng thinkcar cho hệ điều hành Android và IOS được tải xuống miễn phí.
1. Mở google play (dành cho hệ điều hành Android) hoặc App Store (Dành cho IOS).
2. Nhập từ khóa "Thinkcar" vào thanh tìm kiếm.
3. Tải về và cài đặt nó. Sau khi cài đặt hoàn toàn, một biểu tượng mới "Thinkcar" sẽ xuất hiện trên màn hình chính.
Để sử dụng ban đầu, người dùng cần phải thông qua đăng ký sản phẩm. Làm theo các hướng dẫn của ứng dụng trên màn hình để hoàn tất và đăng nhập.
Bước 2: Kết nối máy quét Thinkcar1S với xe sử dụng
Tiến hành cắm máy quét vào cổng OBD trên xe cần chẩn đoán. Vị trí của cổng OBD có thể khác nhau với các phương tiện khác nhau, có thể tham thảo vị trí cổng theo các vị trí theo hình 5.5.
Hình 5. 5 Một số vị trí có thể kết nối với giắc thiết bị chẩn đoán Thinkcar 1S
Sau khi căm máy quét vào, đèn báo sẽ chuyển sang màu đỏ, có nghĩa là máy quét đã được kết nối và sẵn sàng kết nối với điện thoại.
Lưu ý rằng động cơ phải được bật, để sử dụng thiết bị Thinkcar.
Bước 3: Kết nối thiết bị chẩn đoán Thinkcar 1S với ứng dụng chẩn đoán Thinkcar Bật Bluetooth trên điện thoại hoặc nhấp vào dòng chữ "Please pair Thinkcar with your car" trong ứng dụng.
Không cần liên kết Thinkcar với Bluetooth điện thoại, việc kết nối sẽ tự động xảy ra khi bật Blutooth.
Hình 5. 6 Dòng chữ "Please pair Thinkcar with your car" trên ứng dụng
Khi thiết bị được kết nối, đèn đỏ sẽ chuyển sang màu xanh và ứng dụng cũng sẽ hiển thị kết nối thành công. Trong khi thinkcar được sử dụng, đèn xanh lam sẽ nhấp nháy, cho biết có giao tiếp giữa thiết bị và ứng dụng trên điện thoại.
5.5 Thiết kế phần mềm chẩn đoán theo mã lỗi 5.5.1 Thiết kế giao diện phần mềm 5.5.1 Thiết kế giao diện phần mềm
Phần mềm chẩn đoán được nhóm viết là một trang web, đây là một website sẽ cung cấp các thông tin về mã lỗi bao gồm: Mô tả mã lỗi, điều kiện và nguyên nhân xuất hiện, mạch điện hệ thống, quy trình sửa chữa, xác minh hoàn thành…. Cơ sở dữ liệu và truy suất cơ sở dữ liệu nhanh chóng, thuận tiện.
Hình 5. 8 Quy trình tổng quát sửa chữa mã lỗi
Sau đây là một số chức năng của website:
Hình 5. 9 Giao diện trang chủ website
Hình 5. 10 Giao diện trang chủ website
Trên đây là giao diện chính của website, sẽ cho ta nhiều lựa chọn về các dòng xe, và cung cấp một quy trình tổng quát để khắc phục các mã lỗi đã được phát hiện ra.
Tiếp tục truy cập trang web, ta lựa chọn dòng xe và năm sản xuất để truy xuất thông tin mã lỗi. Click Toyata, Huyndai hay các dòng xe khác, khi này sẽ xuất hiện giao diện để tiến hành nhập mã lỗi.
Hình 5. 11 Giao diện tiến hành nhập mã lỗi
Sau khi nhập mã lỗi và ấn tìm kiếm, website sẽ tuy suất mã lỗi và đưa ta tới trang thông tin của mã lỗi đó. Ví dụ khi ta chọn dòng xe Huyndai và nhập mã lỗi P0010, các thông tin về quy trình sửa chữa sẽ xuất hiện.
Hình 5. 12 Mô tả về mã lỗi P0010
Mô tả mã lỗi là bước sẽ nêu lên những thông tin khái quát về mã lỗi, tình trạng mà hệ thống đang gặp phải để từ đó là cơ sở xác định nguyên nhân xảy ra và các bước trong tiến hành khắc phục sự hư hỏng.
Tiếp theo phần mềm sẽ thể hiện nguyên nhân và điều kiện xảy ra mã lỗi, đây là những thông tin rất quan trọng trong việc xác định nơi hư hỏng và tìm
cách khắc phục cũng như những điều cần lưu ý để tránh xảy ra lại sư cố hư hỏng.
Hình 5. 13 Điều kiện xuất hiện và nguyên nhân
Hình 5. 14 Mạch điện của hệ thống liên quan tới mã lỗi
Phần kế tiếp là mạch điện của hệ thống, đây là phần cung cấp thông tin rất quan trọng về đường dây, đầu nối,…để có thể tiến hành các bước kiểm tra và sửa chữa.
Bước quy trình kiểm tra và khắc phục, sẽ thể hiện trình tự các bước để sửa chữa mã lồi, từ các bước vận hành cơ khí đến các bước kiểm tra hệ thống điện, điện tử. Đây là quy trình chuẩn theo yêu cầu nhà sản xuất, đảm bảo tính
chính xác trong quá trình kiểm tra, sửa chữa.
Hình 5. 15 Quy trình kiểm tra và sửa chữa mã lỗi
Bước cuối cùng trong quy trình là quá trình xác minh sửa chữa: Sau khi sửa chữa, điều cần thiết là xác minh rằng lỗi đã được sửa chữa hoàn toàn. Trình tự của bước này như sau:
1. Kết nối với thiết bị chauanr đoán và chọn chế độ kiểm tra DTC. 2. Đọc lỗi và xóa lỗi
3. Chạy thử xe.
4. Đọc lỗi xem còn xuất hiện lỗi hiện thời không. Nếu còn quay lại bước 1.
Hình 5. 16 Xác minh hoàn thành sửa chữa
Trong giới hạn của đề tài, phần mềm được thiết kế để kỹ thuật viên sửa chữa có thể dễ dàng tra cứu những nguyên nhân cũng như cách khắc phục hư hỏng một mã lỗi được đọc từ Thinkcar 1S một cách dễ dàng hơn theo tài liệu của hãng.
5.5.2 Quy trình sửa chữa mã lỗi P0010 5.5.2.1 Mô tả mã lỗi P0010 5.5.2.1 Mô tả mã lỗi P0010
Hệ thống van biến thiên (VVT) bao gồm ECM, Van điều khiển dầu (OCV) và bộ điều khiển VVT. ECM gửi tín hiệu điều khiển đến OCV. Tín hiệu điều khiển này điều chỉnh áp suất dầu cung cấp cho bộ điều khiển VVT. Điều khiển thời điểm trục cam được thực hiện tùy theo điều kiện hoạt động của động cơ như lượng khí nạp, vị trí van tiết lưu và nhiệt độ nước làm mát động cơ. ECM điều khiển OCV, dựa trên các tín hiệu được truyền bởi một số cảm biến. Bộ điều khiển VVT điều chỉnh góc trục cam nạp sử dụng áp suất dầu thông qua OCV. Kết quả là, các vị trí tương đối của trục cam và trục khuỷu được tối ưu hóa, mô- men xoắn động cơ và khả năng tiết kiệm nhiên liệu được cải thiện, và giảm lượng khí thải trong điều kiện vận hành. ECM phát hiện thời gian van nạp thực tế bằng cách sử dụng tín hiệu từ cảm biến vị trí trục cam và trục khuỷu, đồng thời thực hiện điều khiển. Đây là cách xác minh mục tiêu thời gian van nạp bởi ECM.
Hình 5. 17 Sơ đồ nguyên lý
5.5.2.2 Điều kiện xuất hiện và nguyên nhân mã lỗi P0010
Bảng 5. 1 Điều kiện xuất hiện và nguyên nhân mã lỗi P0010
Mã lỗi Điều kiện xuất hiện mã lỗi Nguyên nhân
P0010 Hở hoặc ngắn mạch điều khiển van OCV trục cam nạp (thân máy 1)
● Hở hoặc ngắn mạch điều khiển van OCV trục cam nạp (thân máy 1)
● Hư hỏng van OCV trục cam nạp (thân máy 1)
5.5.2.3 Mạch điện mã lỗi P0010
Hình 5. 18 Mạch điều khiển OCV cam nạp
5.5.2.4 Quy trình kiểm tra sửa chữa
Bước 1: Kiểm tra hoạt động của van OCV bằng Techstream a. Kết nối Techstream
b. Khởi động động cơ, chạy nóng máy
c. Vào mục Powertrain/Engine/Active test/Control the VVT system (Bank 1) hay Control the VVT system (Bank 2)
Điều kiện kiểm tra (OCV) Tình trạng tiêu chuẩn OFF Tốc độ động cơ bình thường
ON Động cơ bị tắt máy khi công tắc OCV chuyển từ off sang on
Bảng 5. 2 Điều kiện kiểm tra và tình trạng tiêu chuẩn
⮚ Đạt: đi tới quy trình 2
⮚ Không đạt: thay thế bộ điều khiển VVT
Bước 2. Kiểm tra van điều khiển dầu OCV a. Ngắt kết nối van OCV
b. Đo giá trị điện trở van OCV
Hình 5. 19 Đo điện trở van điều khiển dầu OCV
Chân Tình trạng Thông số 1-2 20°C (68°F) 6,9-7,9Ω
Bảng 5. 3 Thông số tiêu chuẩn
⮚ Đạt: đi tới quy trình 3
⮚ Không đạt: thay thế van điều khiển dầu OCV
Bước 3. Kiểm tra giắc và dây dẫn (OCV-ECM) a. Ngắt kết nối giắc OCV
b. Ngắt kết nối giắc ECM
c. Đo giá trị điện trở so sánh với bảng tiêu chuẩn
Kiểm tra thông mạch:
Chân giắc C55 Tình trạng Thông số Chân 58 (OC1+)
– Chân C43-1
Luôn luôn Dưới 1Ω
Chân 57 (OC1-) – Chân C43-2
Luôn luôn Dưới 1Ω
Chân 52 (OC1-) – Chân C47-1
Luôn luôn Dưới 1Ω
Chân 51 (OC1-) – Chân C47-2
Luôn luôn Dưới 1Ω
Bảng 5. 4 Giắc kết nối OCV và ECM
Kiểm tra ngắn mạch:
Chân giắc C55 Tình trạng Thông số Chân 58 (OC1+)
hay Chân C43-1 – chân mát
Luôn luôn 10KΩ hoặc hơn
Chân 57 (OC1-) hay Chân C43-2 – chân mát
Luôn luôn 10KΩ hoặc hơn
Chân 52 (OC2+) hay Chân C47-1 – chân mát
Luôn luôn 10KΩ hoặc hơn
Chân 52 (OC2-) hay Chân C47-2 – chân mát
Luôn luôn 10KΩ hoặc hơn
d. Kết nối lại giắc OCV e. Kết nối lại giắc ECM
⮚ Đạt: thay thế ECM
⮚ Không đạt: sửa chữa hoặc thay thế giắc hoặc dây dẫn.
5.5.2.5 Xác minh sửa chữa
Sau khi sửa chữa, điều cần thiết là xác minh rằng lỗi đã được sửa chữa.
1. Kết nối thiết bị chuẩn đoán và chọn chế độ kiểm tra DTC. 2. Đọc lỗi và xóa lỗi.
3. Chạy thử xe.
4. Đọc lỗi xem còn xuất hiện lỗi hiện thời không. Nếu còn quay lại Bước 1.
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN
Đề tài đã thực hiện được các yêu cầu mục tiêu đặt ra. Đã nghiên cứu phân tích các phương pháp chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô hiện đại và chọn được phương pháp chẩn đoán trạng thái kỹ thuật với ô tô có trang bị hệ thống điều khiển điện tử. Qua các phân tích đã chọn phương pháp xây dựng hệ thống chẩn đoán dựa trên các thông tin từ các cảm biến và bộ xử lý trung tâm, cơ cấu chấp hành của hệ thống điều khiển điện tử.
Đã nghiên cứu phân tích nguyên lý hoạt động của hệ thống chẩn đoán OBD II, đặc điểm hoạt động của các phần tử thành phần trong hệ thống. Đặc biệt đã phân tích sự hoạt động của hệ thống tự chẩn đoán lỗi trong hệ thống điều khiển điện tử trên các ô tô hiện đại để chọn phương án thiết kế các hệ thống chẩn đoán lỗi cho các ô tô sản xuất từ 1994 (sử dụng OBD II).
Đề tài đã thực hiện tạo ra một cơ sở dữ liệu chẩn đoán trên ô tô, từ đó là cơ sở xây dựng nên hệ thống chẩn đoán và quy trình sửa chữa các hư hỏng xảy ra. Cốt lỗi của hệ thống là phần chứa các dữ liệu chẩn đoán và quy trình sửa chữa, giao diện viết bằng tiếng Việt nên thân thiện và tiện lợi trong sử dụng, thời gian thao tác chẩn đoán nhanh. Qua đó thuận tiện cho công tác chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa.
Trong thời gian thực hiện đề tài mặc dù nhóm đã có rất nhiều cố gắng, nỗ lực nghiên cứu để hoàn thành các mục tiêu của đồ án đề ra. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, tài liệu tham thảo, chi phí nghiên cứu, trình độ còn hạn chế nên không thể tránh khỏi các khuyết điểm. Kính mong được sự nhận sét, đóng góp ý kiến của các thầy cô trong bộ môn ô tô – Khoa Kỹ Thuật Giao Thông – Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh. Nhóm xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Đình Hùng người trực tiếp hướng dẫn cùng với các thầy cô trong bộ môn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]Tom Denton, Advanced Automotive Fault Diagnosis, Associate Lecturer, Open University, UK.
[2] Tom Denton, Automotive Electrical and Electronic Systems, Germany, 1998.
[3] Trần Thế San, Hệ thống điều khiển và giám sát động cơ xe đời mới,Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh, NXB