Thiết kế phần mềm chẩn đoán theo mã lỗi

Một phần của tài liệu Đồ án chẩn đáon lỗi động cơ và các cụm chi tiết (Trang 131)

5.5.1 Thiết kế giao diện phần mềm

Phần mềm chẩn đoán được nhóm viết là một trang web, đây là một website sẽ cung cấp các thông tin về mã lỗi bao gồm: Mô tả mã lỗi, điều kiện và nguyên nhân xuất hiện, mạch điện hệ thống, quy trình sửa chữa, xác minh hoàn thành…. Cơ sở dữ liệu và truy suất cơ sở dữ liệu nhanh chóng, thuận tiện.

Hình 5. 8 Quy trình tổng quát sửa chữa mã lỗi

Sau đây là một số chức năng của website:

Hình 5. 9 Giao diện trang chủ website

Hình 5. 10 Giao diện trang chủ website

Trên đây là giao diện chính của website, sẽ cho ta nhiều lựa chọn về các dòng xe, và cung cấp một quy trình tổng quát để khắc phục các mã lỗi đã được phát hiện ra.

Tiếp tục truy cập trang web, ta lựa chọn dòng xe và năm sản xuất để truy xuất thông tin mã lỗi. Click Toyata, Huyndai hay các dòng xe khác, khi này sẽ xuất hiện giao diện để tiến hành nhập mã lỗi.

Hình 5. 11 Giao diện tiến hành nhập mã lỗi

Sau khi nhập mã lỗi và ấn tìm kiếm, website sẽ tuy suất mã lỗi và đưa ta tới trang thông tin của mã lỗi đó. Ví dụ khi ta chọn dòng xe Huyndai và nhập mã lỗi P0010, các thông tin về quy trình sửa chữa sẽ xuất hiện.

Hình 5. 12 Mô tả về mã lỗi P0010

Mô tả mã lỗi là bước sẽ nêu lên những thông tin khái quát về mã lỗi, tình trạng mà hệ thống đang gặp phải để từ đó là cơ sở xác định nguyên nhân xảy ra và các bước trong tiến hành khắc phục sự hư hỏng.

Tiếp theo phần mềm sẽ thể hiện nguyên nhân và điều kiện xảy ra mã lỗi, đây là những thông tin rất quan trọng trong việc xác định nơi hư hỏng và tìm

cách khắc phục cũng như những điều cần lưu ý để tránh xảy ra lại sư cố hư hỏng.

Hình 5. 13 Điều kiện xuất hiện và nguyên nhân

Hình 5. 14 Mạch điện của hệ thống liên quan tới mã lỗi

Phần kế tiếp là mạch điện của hệ thống, đây là phần cung cấp thông tin rất quan trọng về đường dây, đầu nối,…để có thể tiến hành các bước kiểm tra và sửa chữa.

Bước quy trình kiểm tra và khắc phục, sẽ thể hiện trình tự các bước để sửa chữa mã lồi, từ các bước vận hành cơ khí đến các bước kiểm tra hệ thống điện, điện tử. Đây là quy trình chuẩn theo yêu cầu nhà sản xuất, đảm bảo tính

chính xác trong quá trình kiểm tra, sửa chữa.

Hình 5. 15 Quy trình kiểm tra và sửa chữa mã lỗi

Bước cuối cùng trong quy trình là quá trình xác minh sửa chữa: Sau khi sửa chữa, điều cần thiết là xác minh rằng lỗi đã được sửa chữa hoàn toàn. Trình tự của bước này như sau:

1. Kết nối với thiết bị chauanr đoán và chọn chế độ kiểm tra DTC. 2. Đọc lỗi và xóa lỗi

3. Chạy thử xe.

4. Đọc lỗi xem còn xuất hiện lỗi hiện thời không. Nếu còn quay lại bước 1.

Hình 5. 16 Xác minh hoàn thành sửa chữa

Trong giới hạn của đề tài, phần mềm được thiết kế để kỹ thuật viên sửa chữa có thể dễ dàng tra cứu những nguyên nhân cũng như cách khắc phục hư hỏng một mã lỗi được đọc từ Thinkcar 1S một cách dễ dàng hơn theo tài liệu của hãng.

5.5.2 Quy trình sửa chữa mã lỗi P0010 5.5.2.1 Mô tả mã lỗi P0010 5.5.2.1 Mô tả mã lỗi P0010

Hệ thống van biến thiên (VVT) bao gồm ECM, Van điều khiển dầu (OCV) và bộ điều khiển VVT. ECM gửi tín hiệu điều khiển đến OCV. Tín hiệu điều khiển này điều chỉnh áp suất dầu cung cấp cho bộ điều khiển VVT. Điều khiển thời điểm trục cam được thực hiện tùy theo điều kiện hoạt động của động cơ như lượng khí nạp, vị trí van tiết lưu và nhiệt độ nước làm mát động cơ. ECM điều khiển OCV, dựa trên các tín hiệu được truyền bởi một số cảm biến. Bộ điều khiển VVT điều chỉnh góc trục cam nạp sử dụng áp suất dầu thông qua OCV. Kết quả là, các vị trí tương đối của trục cam và trục khuỷu được tối ưu hóa, mô- men xoắn động cơ và khả năng tiết kiệm nhiên liệu được cải thiện, và giảm lượng khí thải trong điều kiện vận hành. ECM phát hiện thời gian van nạp thực tế bằng cách sử dụng tín hiệu từ cảm biến vị trí trục cam và trục khuỷu, đồng thời thực hiện điều khiển. Đây là cách xác minh mục tiêu thời gian van nạp bởi ECM.

Hình 5. 17 Sơ đồ nguyên lý

5.5.2.2 Điều kiện xuất hiện và nguyên nhân mã lỗi P0010

Bảng 5. 1 Điều kiện xuất hiện và nguyên nhân mã lỗi P0010

Mã lỗi Điều kiện xuất hiện mã lỗi Nguyên nhân

P0010 Hở hoặc ngắn mạch điều khiển van OCV trục cam nạp (thân máy 1)

● Hở hoặc ngắn mạch điều khiển van OCV trục cam nạp (thân máy 1)

● Hư hỏng van OCV trục cam nạp (thân máy 1)

5.5.2.3 Mạch điện mã lỗi P0010

Hình 5. 18 Mạch điều khiển OCV cam nạp

5.5.2.4 Quy trình kiểm tra sửa chữa

Bước 1: Kiểm tra hoạt động của van OCV bằng Techstream a. Kết nối Techstream

b. Khởi động động cơ, chạy nóng máy

c. Vào mục Powertrain/Engine/Active test/Control the VVT system (Bank 1) hay Control the VVT system (Bank 2)

Điều kiện kiểm tra (OCV) Tình trạng tiêu chuẩn OFF Tốc độ động cơ bình thường

ON Động cơ bị tắt máy khi công tắc OCV chuyển từ off sang on

Bảng 5. 2 Điều kiện kiểm tra và tình trạng tiêu chuẩn

⮚ Đạt: đi tới quy trình 2

⮚ Không đạt: thay thế bộ điều khiển VVT

Bước 2. Kiểm tra van điều khiển dầu OCV a. Ngắt kết nối van OCV

b. Đo giá trị điện trở van OCV

Hình 5. 19 Đo điện trở van điều khiển dầu OCV

Chân Tình trạng Thông số 1-2 20°C (68°F) 6,9-7,9Ω

Bảng 5. 3 Thông số tiêu chuẩn

⮚ Đạt: đi tới quy trình 3

⮚ Không đạt: thay thế van điều khiển dầu OCV

Bước 3. Kiểm tra giắc và dây dẫn (OCV-ECM) a. Ngắt kết nối giắc OCV

b. Ngắt kết nối giắc ECM

c. Đo giá trị điện trở so sánh với bảng tiêu chuẩn

Kiểm tra thông mạch:

Chân giắc C55 Tình trạng Thông số Chân 58 (OC1+)

– Chân C43-1

Luôn luôn Dưới 1Ω

Chân 57 (OC1-) – Chân C43-2

Luôn luôn Dưới 1Ω

Chân 52 (OC1-) – Chân C47-1

Luôn luôn Dưới 1Ω

Chân 51 (OC1-) – Chân C47-2

Luôn luôn Dưới 1Ω

Bảng 5. 4 Giắc kết nối OCV và ECM

Kiểm tra ngắn mạch:

Chân giắc C55 Tình trạng Thông số Chân 58 (OC1+)

hay Chân C43-1 – chân mát

Luôn luôn 10KΩ hoặc hơn

Chân 57 (OC1-) hay Chân C43-2 – chân mát

Luôn luôn 10KΩ hoặc hơn

Chân 52 (OC2+) hay Chân C47-1 – chân mát

Luôn luôn 10KΩ hoặc hơn

Chân 52 (OC2-) hay Chân C47-2 – chân mát

Luôn luôn 10KΩ hoặc hơn

d. Kết nối lại giắc OCV e. Kết nối lại giắc ECM

⮚ Đạt: thay thế ECM

⮚ Không đạt: sửa chữa hoặc thay thế giắc hoặc dây dẫn.

5.5.2.5 Xác minh sửa chữa

Sau khi sửa chữa, điều cần thiết là xác minh rằng lỗi đã được sửa chữa.

1. Kết nối thiết bị chuẩn đoán và chọn chế độ kiểm tra DTC. 2. Đọc lỗi và xóa lỗi.

3. Chạy thử xe.

4. Đọc lỗi xem còn xuất hiện lỗi hiện thời không. Nếu còn quay lại Bước 1.

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN

Đề tài đã thực hiện được các yêu cầu mục tiêu đặt ra. Đã nghiên cứu phân tích các phương pháp chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô hiện đại và chọn được phương pháp chẩn đoán trạng thái kỹ thuật với ô tô có trang bị hệ thống điều khiển điện tử. Qua các phân tích đã chọn phương pháp xây dựng hệ thống chẩn đoán dựa trên các thông tin từ các cảm biến và bộ xử lý trung tâm, cơ cấu chấp hành của hệ thống điều khiển điện tử.

Đã nghiên cứu phân tích nguyên lý hoạt động của hệ thống chẩn đoán OBD II, đặc điểm hoạt động của các phần tử thành phần trong hệ thống. Đặc biệt đã phân tích sự hoạt động của hệ thống tự chẩn đoán lỗi trong hệ thống điều khiển điện tử trên các ô tô hiện đại để chọn phương án thiết kế các hệ thống chẩn đoán lỗi cho các ô tô sản xuất từ 1994 (sử dụng OBD II).

Đề tài đã thực hiện tạo ra một cơ sở dữ liệu chẩn đoán trên ô tô, từ đó là cơ sở xây dựng nên hệ thống chẩn đoán và quy trình sửa chữa các hư hỏng xảy ra. Cốt lỗi của hệ thống là phần chứa các dữ liệu chẩn đoán và quy trình sửa chữa, giao diện viết bằng tiếng Việt nên thân thiện và tiện lợi trong sử dụng, thời gian thao tác chẩn đoán nhanh. Qua đó thuận tiện cho công tác chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa.

Trong thời gian thực hiện đề tài mặc dù nhóm đã có rất nhiều cố gắng, nỗ lực nghiên cứu để hoàn thành các mục tiêu của đồ án đề ra. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, tài liệu tham thảo, chi phí nghiên cứu, trình độ còn hạn chế nên không thể tránh khỏi các khuyết điểm. Kính mong được sự nhận sét, đóng góp ý kiến của các thầy cô trong bộ môn ô tô – Khoa Kỹ Thuật Giao Thông – Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh. Nhóm xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Đình Hùng người trực tiếp hướng dẫn cùng với các thầy cô trong bộ môn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]Tom Denton, Advanced Automotive Fault Diagnosis, Associate Lecturer, Open University, UK.

[2] Tom Denton, Automotive Electrical and Electronic Systems, Germany, 1998.

[3] Trần Thế San, Hệ thống điều khiển và giám sát động cơ xe đời mới,Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh, NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật.

[4] PGS.TS. Nguyễn Khắc Trai, Kỹ thuật chẩn đoán ô tô, Nhà Xuất Bản Giao Thông Vận Tải, 2001.

[5] Tài liệu sửa chữa ô tô hãng Toyota.

[6] PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hệ thống điện và điện tử trên ô tô hiện đại, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2007.

[7] Nguyễn Oanh, Ô tô thế hệ mới phun xăng EFI, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2008.

[8] Une Kiencke Lars Nielsen, Automotive Control Systems, SAE International, 2004.

[9] Allan W.M Bonnick, Automative computer controlled systems

Một phần của tài liệu Đồ án chẩn đáon lỗi động cơ và các cụm chi tiết (Trang 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)