- Hiệu quả công đoạn xử lý hóa lý chưa đạt yêu cầu
Chương III Đề xuất giải pháp giảm thiểu lượng chất thải rắn, nước thải và giảm tiêu thụ năng lượng
thải và giảm tiêu thụ năng lượng
3.1 Các biện pháp giảm thiểu chất thải
Từ những phân tích, đánh giá và tính toán ở trên có thể đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực do quá trình sản xuất tại công ty TNHH Dệt may Thanh Thuỷ. Các giải pháp chính được triển khai thực hiện bao gồm:
- Nâng cao hiệu quả sử dụng nước tránh thất thoát, rò rỉ nước và nguyên liệu, hóa chất.
- Tăng cường hiệu quả xử lý nước thải sản xuất, cải tiến hệ thống và xem xét giải pháp tận dụng (quay vòng) nước thải sau xử lý.
- Cải thiện môi trường làm việc, tránh thất thoát năng lượng và giảm mức phát thải bụi từ lò hơi.
3.1.1 Biện pháp quản lý và xử lý nước thải
• Hiện trạng công tác quản lý và xử lý nước thải Nước mưa chảy tràn
Hệ thống thoát nước mưa được tách riêng mạng lưới thoát nước thải. Hệ thống thoát nước mưa bao gồm các mương, rãnh thoát nước kín xây dựng xung quanh các khu nhà xưởng, văn phòng, tập trung nước mưa từ trên mái đổ xuống và dẫn đến hệ thống cống thoát nước mưa đặt dọc theo các con đường nội bộ. Đường thoát nước mưa sẽ có bộ phận chắn rác trước khi ra nguồn tiếp nhận.
Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt từ các nhà vệ sinh sẽ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận (mương quanh khu nhà máy) trước khi đổ vào sông Đáy. Bể tự hoại có 2 chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng, cặn lắng được giữ lại trong bể từ 6 tháng đến 1 năm, định kỳ hợp đồng với các đơn vị có chức năng hút ra và vận chuyển đến vị trí xử lý theo quy định. Dưới tác dụng của vi sinh vật kị khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại đạt 60