đoạn vệ sinh nhà xưởng, máy, thiết
bị)
5 cái 2.000.000 10.000.000
- Phụ kiện khác 1.000.000
- Công lắp đặt 5 công 250.000 1.250.000
Tổng chi phí 12.250.000
• Tính toán chi phí cải tiến hệ thống xử lý nước thải
Bảng 3.10: Bảng chi phí cải tiến hệ thống xử lý nước thải
TT Hạng mục
Chi phí vận hành cho hệ thống xử lý nước thải (VNĐ/m3) Nhà máy đang sử dụng Bổ sung hấp phụ than hoạt tính Bổ sung oxi hóa bằng Fenton
1 Chi phí điện năng 1.667 1.667 1.667
2 Chi phí hóa chất 4.795 800 9.128
3 Chi phí vật liệu 0 3.300 0
4 Chi phí bảo dưỡng 923 923 923
TT Hạng mục
Chi phí vận hành cho hệ thống xử lý nước thải (VNĐ/m3) Nhà máy đang sử dụng Bổ sung hấp phụ than hoạt tính Bổ sung oxi hóa bằng Fenton máy móc, thiết bị
5 Chi phí công nhân vận hành 1.000 1.000 1.000
6 Tổng chi phí 8.385 7.690 12.718
Từ vào bảng 3.10 thấy phương án bổ sung thêm lớp than hoạt tính vào bể lọc là phương án khả thi nhất và dễ dàng áp dụng. Phương án này không những đảm bảo được chất lượng nước sau xử lý đạt QCVN 13:2015/BTNMT mà còn tiết kiệm chi phí vận hành so với chi phí hiện tại của công ty là 660 VNĐ/m3. Điều này tương ứng với 1 ngày công ty tiết kiệm được 66.000 VNĐ trong chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải.
• Tổng chi phí đầu tư và hiệu quả thu được từ các giả pháp đề xuất
- Chi phí là: 7.000.000 + 7.000.000 + 16.000.000 + 5.000.000 + 20.000.000 = 55.000.000 (VNĐ)
- Lợi nhuận thu được là: 6.480.000 + 12.960.000 + 66.000 x 365 = 43.530.000 (VNĐ/năm)
- Qua tính toán sơ bộ, tổng chi phí đầu tư là 55.000.000 VNĐ. Đây là khoản đầu tư cần thiết vì nó không những giúp cho Công ty đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường mà còn giảm tác động dến nguồn tài nguyên nước mặt, nâng cao ý thức môi trường cho người dân. Đây là những lợi ích lâu dài mà công ty nào cũng cần có cho sự phát triển bền vững. Nhờ những đầu tư này, mỗi năm Công ty tiết kiệm được 43.530.000 VNĐ.
3.4. So sánh hiệu quả và chi phí xử lý SS, COD, độ màu của 3 phương án đề xuất án đề xuất
Sau khi tiến hành khảo sát khả năng xử lý nước thải (SS, COD, độ màu) và chi phí xử lý của 3 giải pháp: keo tụ 3 bậc, bổ sung lớp than hoạt tính vào vật liệu lọc và bổ sung bước oxi hóa bằng. Hiệu quả và chi phí được so sánh tại bảng 3.11.
Bảng 3.11: Bảng so sánh hiệu quả và chi phí xử lý nước thải (SS, COD, độmàu) của 3 giải pháp màu) của 3 giải pháp
STT Giải pháp
Hiệu quả xử lý Chi phí xử lý (VNĐ/m3) SS (mg/l) COD (mg/l) Độ màu (Pt-Co) 1
Keo tụ 3 bậc không sử dụng hóa
chất mới 20 70 62
Không xác định Keo tụ 3 bậc có cải tiến sử dụng
hóa chất mới 19 63 58
Không xác định
2 Bổ sung lớp than hoạt tính vào
vật liệu lọc 32 50 45 7.690
3 Bổ sung bước oxi hóa bằng hệ
tác nhân Fenton 22 47 32 12.718
Kết quả từ bảng 3.11 cho thấy 03 giải pháp đưa ra đều nâng cao hiệu quả xử lý SS, COD và độ màu so với hệ thống xử lý nước thải hiện tại của Công ty. Tuy nhiên, giải pháp 2 và 3 xử lý được cả SS, COD và độ màu thỏa mãn QCVN 13:2015/BTNMT còn giải pháp 1 chỉ có SS thỏa mãn, COD và độ màu không thỏa mãn. Vì giải pháp 1 không xử lý nước đạt quy chuẩn nên chỉ tính chi phí xử lý cho giải pháp 2 và 3. Giải pháp bổ sung bước oxi hóa bằng tác nhân Fenton có hiệu suất xử lý cao hơn so với giải pháp bổ sung lớp than hoạt tính nhưng chi phí lại cao hơn rất nhiều. Do vậy, giải pháp 2 được chọn để tiến hành áp dụng vào hệ thống xử lý đang vận hành ở Công ty.
KẾT LUẬN
Hiện trạng sản xuất của Công ty gồm 2 quy trình nhuộm là nhuộm vải dệt kim và vải dệt thoi.
Các nguồn nước thải chính: nước mưa chảy tràn; nước mưa; nước sản xuất. Trong đó, nước thải sản xuất chiếm đa số và chất lượng nước không đạt QCVN 13:2015/BTNMT về COD, BOD5 và độ màu.
Các nguyên nhân gây tổn thất năng lượng, nước: rò rỉ ống dẫn nước, chảy tràn, máy móc, tay nghề và ý thức của công nhân, …
Công ty đã quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường. Môi trường làm việc và môi trường xung quanh luôn được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, các điều kiện sản xuất an toàn cho công nhân được đảm bảo.
Công ty đã có hệ thống xử lý nước thải khá đồng bộ nhưng còn một số bất cập như: lượng bể xử lý nhiều, tốn diện tích, đặc biệt là bể lắng; chưa có công đoạn làm giảm nhiệt độ nước thải; pH nước thải ở 1 số thời điểm còn cao (pH ~ 9); bể điều hòa có đường nước thải sang bể khác nhưng độ nghiêng không đủ, phải dùng bơm để hỗ trợ thêm dẫn đến chi phí xử lý cao (tốn điện sử dụng); nước rửa bể lọc cho quay lại nước sau bể lắng là không đúng với nguyên lý xử lý chung, vật liệu lọc chỉ sử dụng cát vàng và sỏi. Vì vậy, nước sau khi xử lý không đạt QCVN 13:2015/BTNMT về SS, COD, BOD5, độ màu.
Căc cứ vào thực trạng hệ thống xử lý nước thải của Công ty, đưa ra 03 phương án đề xuất cải tiến hệ thống như sau: giải pháp 1 là tăng số keo tụ lên 03 lần, giải pháp 2 là bổ sung 01 lớp than hoạt tính vào vật liệu lọc, giải pháp 3 là bổ sung oxy hóa bằng tác nhân Fenton sau bể lắng keo tụ. Sau quá trình thực nghiệm và tính toán hiệu quả chi phí, chỉ có phương án 2 và 3 là xử lý được SS, COD và độ màu đạt QCVN 13:2008/BTNMT. Trong đó giải pháp 2 chi phí xử lý thấp hơn giải pháp 3 và tiết kiệm so với chi phí của hệ thông hiện hữu là 660VNĐ/m3. Do vậy, kiến nghị phương án “bổ sung 01 lớp than hoạt tính vào vật liệu lọc” là phương án áp dụng.
Khí thải, chất thải rắn không phải là vấn đề môi trường đáng lo ngại của Công ty. Tuy nhiên, Công ty cũng cần lưu ý đến khí thải lò hơi, hơi dung môi hữu cơ, hơi axit
và các bao bì đựng hóa chất hết hạn sử dụng. Phần lớn các chất thải này nằm trong danh mục các chất thải nguy hại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thị Việt Anh (2006), Kiểm toán Môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2. Võ Đình Long, Giáo trình kiểm toán môi trường.
3. Vũ Ngọc Tú, 2012, “Nghiên cứu áp dụng kiểm toán chất thải tại phân xưởng nhuộm công ty dệt may Trung Thu, TP. Hà Nội”.