- Đội ngũ ban quản lí, nhân viên nhận trách nhiệm đào tạo cần hệ thống hóa lại quy trình đào tạo trực tiếp và các kiến thức cơ bản, việc đào tạo cần phải thực hiện theo đúng quy chuẩn. Ngoài ra, cũng cần phải chú ý đến tần suất đào tạo, bởi lẽ dồn quá nhiều kiến thức trong thời gian ngắn rất khó tiếp thu và thực hiện đúng, nhất là lực lượng nhân viên part-time; chia thời gian hoạt động theo tuần, tháng, quý để luôn giữ được lực lượng nhân viên lâu dài cho nhà hàng. Bản thân người đào tạo cũng phải chuẩn bị cho mình kiến thức và kĩ năng đào tạo. Việc đào tạo cần chú ý đến giáo dục thái độ lao động cho người lao động. Thái độ làm việc của nhân viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh nhà hàng, hay là cả hệ thống. Nghiêm túc trong khen thưởng và phạt nếu có đối với những hành vi gây ảnh hưởng đến thương hiệu. Sử dụng mô hình đánh giá 4 cấp độ Kirkpatrick để đo lường hiệu quả đào tạo, có bài kiểm tra sau mỗi buổi đào tạo
- Ban quản lí cấp cao nên trực tiếp bố trí và bồi dưỡng 1 số nhân viên then chốt để điều hành quản lí cũng như xử lí nếu có trường hợp không hay xảy ra. Trong công việc quản lí, người quản lí tốt là người có năng lực về phân tích, đánh giá, có tinh thần trách nhiệm cao, là người giúp nhà hàng lôi kéo khách hàng tăng doanh thu nên cần phải là người có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp. Do đó cần tiêu chuẩn hóa nhân viên cấp quản lí theo các tiêu chí chuyên môn, đạo đức rõ ràng, làm cơ sở để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngủ làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Việc làm này sẽ hạn chế được những hậu quả không đáng có với hình ảnh của nhà hàng nói riêng và của thương hiệu Kichi- Kichi nói chung