V: Tốc độ hàn (mm/min)
d) Sử dụng mẫu chuẩn trong đánh giá, nâng cao trình độ kỹ thuật viên kiểm tra siêu âm, từ tính, thẩm thấu.
CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành nghiên cứu cơ sở lý thuyết các các phương pháp hàn, tìm hiểu được những ưu điểm vượt trội của hàn trong công nghiệp.
1.Tìm hiểu các phương pháp kiểm tra sau khi hàn đểđạt được mối hàn tốt nhất, những nguyên nhân gây ra khuyết tật trong mối hàn cũng như phương pháp khắc phục.
2.Chế tạo được mẫu có khuyết tật theo mong muốn. Chụp ảnh phóng xạ mẫu chế tạo và so sánh với ảnh chụp phóng xạ mẫu chuẩn. Đưa ra phương pháp giải đoán ảnh chụp phóng xạđể xác định đúng loại khuyết tật.
3.Áp dụng phương pháp giải đoán ảnh phóng xạ làm cơ sở để đánh giá ảnh chụp các khuyết tật thực tế.
4.Sử dụng mẫu chuẩn và mẫu chế tạo trong đánh giá và nâng cao trình độ kỹ thuật viên NDT.
5.Phối kết hợp với các đơn vị trong nước như Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân, Trung tâm đánh giá không phá hủy- NDE, Công ty Cổ phần Lilama10, cũng như đơn vị ngoài nước là Hãng Sonaspection- Anh Quốc thực hiện chế tạo, đánh giá chất lượng mẫu hàn.
4.2. Kiến nghị
Trên thực tế việc mua các mẫu chuẩn có khuyết tật hàn của nước ngoài để nâng cao tay nghể đánh giá kiểm tra của các kỹ thuật viên NDT thì rất đắt, bên cạnh việc có một số mẫu cho phương pháp kiểm tra UT, nhóm đề tài đã cố gắng tìm tòi và tạo được các mẫu khuyết tật tương tự với thực tế để sử dụng cho việc kiểm tra không phá huỷ bằng phương pháp RT, trên cơ sở này nhóm đề tài mong muốn nhận được sự hỗ trợ của Bộ Công Thương để có thể chế tạo các mẫu có khuyết tật cung cấp cho các cơ sởđào tạo, thí nghiệm trong nước.