Khuyết tật rỗ khí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo mẫu chuẩn có khuyết tật cho phương pháp kiểm tra không phá hủy (Trang 49 - 51)

V: Tốc độ hàn (mm/min)

3.3.1) Khuyết tật rỗ khí

Quy trình chế to: (Ph lc 1)

Sử dụng quy trình hàn giống như trên, tại vị trí muốn có khuyết tật rỗ khí, ta sử dụng que hàn không được sấy khô mà để ẩm. Khi hàn, hơi ẩm thoát ra nhưng bị kẹt lại trong kim loại tạo thành rỗ khí.

Ngoài ra có thể sử dụng cách khác để tạo ra rỗ khí:

- Sử dụng thép có hàm lượng cácbon cao để làm mẫu chuẩn

- Bề mặt thép hàn khi hàn để bẩn, dính sơn, dầu mỡ, gỉ, hơi nước,v.v.... - Chiều dài cột hồ quang lớn, tốc độ hàn cao

Ch th trên nh chp phóng x:

Tất cả các loại rỗ đều có mật độ ảnh chụp phóng xạ lớn hơn so với vùng xung quanh, trên hình là rỗ tập trung, các chỉ thị tập hợp lại gần nhau thành một chùm.

Mu chế to: Hình 3.4. Ảnh chụp mẫu chế tạo có khuyết tật rỗ khí 3.3.2) Khuyết tật ngậm xỉ Quy trình chế to: (Ph lc 2) Tại vị trí muốn có khuyết tật ngậm xỉ, từđến lớp hàn thứ 2 trởđi ta không gõ sạch xỉ của lớp hàn trước. Ngoài ra có thể sử dụng cách khác để tạo ra khuyết tật ngậm xỉ:

- Giảm dòng điện hàn đến mức không đủ nhiệt lượng để cung cấp cho kim loại nóng chảy, xỉ sẽ khó thoát lên khỏi vũng hàn. - Không làm sạch mép hàn. - Góc độ hàn không hợp lý và tốc độ hàn quá lớn. - Làm nguội mối hàn nhanh, xỉ hàn chưa kịp thoát ra ngoài. Ch th trên nh chp phóng x: Thường là các hình dạng màu tối, bất thường, xù xì, không cân đối trong mối hàn hoặc dọc theo các vùng của mối nối

Mu chế to:

Hình 3.6. Ảnh chụp mẫu chế tạo có khuyết tật ngậm xỉ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo mẫu chuẩn có khuyết tật cho phương pháp kiểm tra không phá hủy (Trang 49 - 51)