V: Tốc độ hàn (mm/min)
3.3.5) Khuyết tật cháy chân (Undercut)
Quy trình chế tạo: (Phụ lục 5)
Tại vị trí muốn có khuyết tật cháy chân ta sử dụng dòng điện hàn lớn hơn mức bình thường, sử dụng que hàn có kích thước lớn.
Hình 3.11. Ảnh chụp mẫu của hãng Sonaspection có khuyết tật undercut tại chân
Chỉ thị trên ảnh chụp phóng xạ:
Như một đường bất thường màu tối nằm lệch khỏi tâm mối hàn. Undercut không có các gờ mép thẳng như không thấu vì nó không chạy theo một đường thẳng mép như không thấu
Undercut (tại bề mặt): là sự chảy lõm của kim loại cơ bản kề sát bề mặt mối hàn (lớp phủ)
Hình 3.12. Ảnh chụp mẫu của hãng Sonaspection có khuyết tật undercut tại bề
mặt
Chỉ thị trên ảnh chụp phóng xạ:
Được thể hiện như một đường màu tối chạy dọc theo mép ngoài của vùng hàn.
Mẫu chế tạo: (1) (2) Hình 3.13: Ảnh chụp mẫu chế tạo có khuyết tật undercut (1) Undercut tại chân (2) Undercut tại bề mặt 3.3.6) Khuyết tật nứt Quy trình chế tạo: (Phụ lục 6)
Khuyết tật nứt là khuyết tật rất nguy hiểm đối với mối hàn, tuy nhiên để phát hiện cũng như chế tạo là rất khó, đặc biệt là khuyết tật hàn bên trong mối hàn. Có thể chế tạo bằng cách làm nguội nhanh ngay sau khi hàn. Ngoài ra có thể sử dụng một số phương pháp khác để tạo khuyết tật nứt:
- Sử dụng vật liệu hàn không đúng, dùng vật liệu hàn cho thép không gỉ thay cho thép cácbon thường
- Tồn tại ứng suất dư lớn trong liên kết hàn. - Liên kết hàn không hợp lý.
- Bố trí các mối hàn chưa hợp lý
Chỉ thị trên ảnh chụp phóng xạ:
Có thể phát hiện trên ảnh chụp chỉ khi nứt phát triển theo hướng tạo ra một sự thay đổi chiều dày song song với hướng của chùm tia X. Nứt thường được thể hiện như các đuờng xù xì, lượn sóng.
Hình 3.14. Ảnh chụp mẫu chuẩn của công ty Sonaspection có khuyết tật nứt
Mẫu chế tạo:
Hình 3.15. Ảnh chụp mẫu chế tạo có khuyết tật nứt dọc mối hàn