Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện

Một phần của tài liệu NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỈNH QUẢNG NGÃI THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 (Trang 36 - 49)

IV. NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUY HOẠCH

2. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện

hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn

Tiến hành phân tích, đánh giá một cách toàn diện về kinh tế - xã hội của tỉnh 10 năm 2011 - 2020 theo các giai đoạn 2011 - 2015, 2016 - 2020 (có so sánh với một số địa phương khác trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, các địa phương lân cận, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước), từ đó xác định xuất phát điểm của nền kinh tế của tỉnh hiện nay.

nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh; khả năng huy động nguồn lực.

2.1.1. Thực trạng phát triển các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

Đánh giá thực trạng phát triển toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản và từng tiểu ngành (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp) ở một số nội dung chủ yếu: Đánh giá tổng quan chung, trình độ khoa học - công nghệ, hệ thống cơ sở hạ tầng, thị trường và kênh tiêu thụ nông, lâm, thủy hải sản… trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

a. Phân tích, đánh giá chung về tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Việc phân tích, đánh giá phải làm rõ được chỉ tiêu của ngành trong tổng thể nền kinh tế về:

- Quy mô và tăng trưởng giá trị sản xuất, đóng góp của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản vào nền kinh tế của tỉnh…

- Cơ cấu giá trị sản xuất và chuyển dịch cơ cấu sản phẩm trong nội ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.

- Đầu tư sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (theo khu vực kinh tế và theo ngành, lĩnh vực).

- Các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản, quy mô sản lượng và cơ cấu sản lượng.

- Các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu, quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu giá trị các sản phẩm.

- Số lượng lao động hoạt động trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; Cơ cấu lao động (theo ngành, lĩnh vực và theo trình độ lao động); Năng suất lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

b. Phân tích, đánh giá các phân ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (khả năng sản xuất của từng phân ngành nông nghiệp, thị phần của sản phẩm và mức độ cạnh tranh trên thị trường…).

- Về nông nghiệp, cần phân tích, đánh giá, làm rõ kết quả đạt được, khó khăn, hạn chế về những nội dung:

+ Quy mô và cơ cấu sản phẩm theo từng loại cây trồng và vật nuôi chủ yếu, nhất là những sản phẩm có thế mạnh của tỉnh

+ Quy trình sản xuất và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh so sánh với trình độ kỹ thuật với khu vực và thế giới.

+ Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp như hệ thống thủy lợi, cơ sở nuôi trồng... và các dịch vụ sản xuất nông nghiệp như trạm, trại cung ứng giống, thuốc thú y, bảo vệ thực vật và dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp).

+ Mô hình tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, hình thành chuỗi giá trị sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (trên địa bàn tỉnh, liên kết vùng, cả nước và quốc tế).

+ Các thị trường tiêu thụ và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp của tỉnh trên các thị trường truyền thống trong nước và quốc tế, khả năng tham gia vào các thị trường mới khi các Hiệp định về thương mại đã được ký kết (VEFTA, CPTPP...).

+ Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh (theo đơn vị cấp huyện, thành phố); thực trạng bố trí không gian sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh (được thể hiện cụ thể trên bản đồ).

+ Tình hình thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh (bao gồm các chương trình, dự án nông nghiệp công nghệ cao).

+ Các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp áp dụng trên địa bàn tỉnh. + Những vấn đề đặt ra cho phát triển nông nghiệp của tỉnh trong giai đoạn tới (về thể chế, cơ chế, chính sách; đầu tư phát triển; những vấn đề xung đột liên vùng, liên ngành...).

- Về lâm nghiệp, cần phân tích, đánh giá, làm rõ kết quả đạt được, khó khăn, hạn chế về những nội dung:

+ Tỷ lệ che phủ rừng, quy mô diện tích và cơ cấu diện tích các loại rừng trên địa bàn tỉnh.

+ Quy mô, diện tích rừng sản xuất, có khả năng khai thác, chế biến sản phẩm lâm nghiệp; các loại sản phẩm lâm nghiệp.

+ Quy trình sản xuất và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ trong khai thác, chế biến sản phẩm lâm nghiệp (công nghiệp chế biến gỗ) so sánh với trình độ kỹ thuật với khu vực và thế giới.

+ Mô hình tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp, hình thành chuỗi giá trị sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp (trên địa bàn tỉnh, liên kết vùng, cả nước và quốc tế); Các thị trường tiêu thụ và khả năng cạnh tranh sản phẩm lâm nghiệp của tỉnh trên các thị trường trong nước và quốc tế.

+ Thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; thực trạng bố trí không gian phát triển rừng, nhất là loại rừng sản xuất phục vụ phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh (được thể hiện cụ thể trên bản đồ).

+ Tình hình thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phát triển ngành lâm nghiệp của tỉnh.

+ Các cơ chế, chính sách phát triển lâm nghiệp áp dụng trên địa bàn tỉnh. + Những vấn đề đặt ra cho phát triển lâm nghiệp của tỉnh trong giai đoạn tới (về thể chế, cơ chế, chính sách; đầu tư phát triển; những vấn đề xung đột liên vùng, liên ngành...).

- Về thủy sản, cần phân tích, đánh giá, làm rõ kết quả đạt được, khó khăn, hạn chế về những nội dung:

+ Quy mô và cơ cấu sản phẩm theo từng loại sản phẩm thủy sản (sản phẩm nước mặn và nước ngọt), nhất là những sản phẩm có thế mạnh của tỉnh như nuôi tôm,...

thác, chế biến thủy sản của tỉnh (trang thiết bị phục vụ nuôi trồng, phương tiện khai thác, kỹ thuật, công nghệ chế biến thủy sản...) so sánh với trình độ kỹ thuật với khu vực và thế giới.

+ Kết cấu hạ tầng phục vụ nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản như hệ thống cảng, bến cảng; hệ thống thủy lợi; cơ sở nuôi trồng và chế biến thủy sản, hải sản... và các dịch vụ sản xuất thủy nghiệp như trạm, trại cung ứng giống; thuốc, chế phẩm sinh học và dịch vụ kỹ thuật thủy sản).

+ Mô hình tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, hình thành chuỗi giá trị nguyên liệu - sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (trên địa bàn tỉnh, liên kết vùng, cả nước và quốc tế). Tổ chức bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.

+ Các thị trường tiêu thụ và khả năng cạnh tranh sản phẩm thủy sản của tỉnh trên các thị trường truyền thống trong nước và quốc tế, khả năng tham gia vào các thị trường mới khi các Hiệp định về thương mại đã được ký kết (VEFTA, CPTPP...).

+ Thực trạng sử dụng đất cho nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh (theo đơn vị cấp huyện, thành phố, thị xã); thực trạng bố trí không gian sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh (được thể hiện cụ thể trên bản đồ).

+ Thực trạng quản lý, khai thác vùng biển nuôi trồng hải sản; thực trạng sử dụng không gian biển đáp ứng nhu cầu phát triển thủy sản của tỉnh (được thể hiện cụ thể trên bản đồ).

+ Tình hình thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phát triển thủy sản của tỉnh (bao gồm các chương trình, dự án nông nghiệp công nghệ cao).

+ Các cơ chế, chính sách phát triển thủy sản áp dụng trên địa bàn tỉnh.

+ Những vấn đề đặt ra cho phát triển nông nghiệp của tỉnh trong giai đoạn tới (về thể chế, cơ chế, chính sách; đầu tư phát triển; những vấn đề xung đột liên vùng, liên ngành...).

c. Xác định một số sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản có tiềm năng, triển vọng phát triển trong những năm tới:

- Đánh giá bối cảnh mới tác động đến sự phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh như: (i) các Hiệp định về thương mại đã được ký kết VEFTA, CPTPP... tác động đến thị trường sản phẩm, sự tham gia của doanh nghiệp...; (ii) sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là yêu cầu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ đến mô hình thức tổ chức sản xuất, công nghệ nuôi trồng, khai thác, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản... theo mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Dự báo nhu cầu và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh trong nước, khu vực và thế giới.

- Xác định một số sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản có tiềm năng, triển vọng phát triển.

d. Phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức (SWOT) đối với phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh:

- Việc phân tích, đánh giá phải làm rõ được các mặt thuận lợi như vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, kết cấu hạ tầng (kết nối thị trường)...; khó khăn về cơ chế, chính sách, nguồn lực đầu tư, nguồn nhân lực...; cơ hội về tiếp cận và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu...; thách thức phải hoàn thiện cơ chế, chính sách, phải huy động nhiều nguồn lực đầu tư, đổi mới và ứng dụng kỹ thuật công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh, đào tạo nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng chưa hoàn chỉnh...

2.1.2. Thực trạng phát triển các ngành công nghiệp

a. Phân tích, đánh giá về tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Việc phân tích, đánh giá phải làm rõ được chỉ tiêu của ngành trong tổng thể nền kinh tế về:

- Quy mô và tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Tỷ trọng giữa giá trị tăng thêm và giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (VA/GO); Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (theo khu vực kinh tế và theo ngành, lĩnh vực).

- Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Cơ cấu cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (theo khu vực kinh tế và theo ngành, lĩnh vực). - Đầu tư sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (theo khu vực kinh tế và theo ngành, lĩnh vực).

- Các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, quy mô sản lượng và cơ cấu sản lượng.

- Các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu chủ yếu, quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu giá trị các sản phẩm.

- Số lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Cơ cấu lao động (theo ngành, lĩnh vực và theo trình độ lao động); Năng suất lao động trong ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

b. Phân tích, đánh giá một số phân ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ yếu (khả năng sản xuất của từng phân ngành công nghiệp, thị trường của sản phẩm và mức độ cạnh tranh trên thị trường...).

Việc phân tích, đánh giá, cần làm rõ kết quả đạt được, khó khăn, hạn chế về những nội dung:

- Quy mô và cơ cấu sản phẩm theo từng phân ngành công nghiệp, nhất là những sản phẩm có thế mạnh của tỉnh như sản phẩm lọc hóa dầu, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng…

- Quy trình sản xuất và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh so sánh với trình độ kỹ thuật với khu vực và thế giới.

- Tình hình phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn (xác định quy mô, vị trí, tình hình phân bố, tỷ lệ lấp đầy, mức độ đóng góp trong tổng thể

chung).

- Tình hình phát triển công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề (xác định mức độ tập trung, khả năng liên kết của các điểm công nghiệp lành nghề gắn với giải quyết việc làm, thu hút lao động, phát triển ngành nghề và tạo nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến).

- Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như hạ tầng giao thông (kết nối), hạ tầng cấp điện, cấp nước, thông tin viễn thông (bao gồm hạ tầng trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp)... và các dịch vụ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như cơ sở đào tạo nghề, vận tải và logistic...

- Mô hình tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hình thành chuỗi giá trị nguyên liệu - sản xuất - tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (trên địa bàn tỉnh, liên kết vùng, cả nước và quốc tế).

- Các thị trường tiêu thụ và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp của tỉnh trên các thị trường trong nước và quốc tế; khả năng tham gia vào các thị trường mới khi các Hiệp định về thương mại đã được ký kết (VEFTA, CPTPP...).

- Thực trạng sử dụng đất công nghiệp trên địa bàn tỉnh (theo đơn vị cấp huyện, thành phố, thị xã); thực trạng bố trí không gian sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh (các ngành, lĩnh vực, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được thể hiện cụ thể trên bản đồ).

- Tình hình thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh.

- Các cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp áp dụng trên địa bàn tỉnh.

- Những vấn đề đặt ra cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn tới (về thể chế, cơ chế, chính sách; đầu tư phát triển; những vấn đề xung đột liên vùng, liên ngành...).

c. Xác định một số sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có tiềm năng, triển vọng phát triển trong những năm tới

Việc xác định một số sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có tiềm năng, triển vọng phát triển, cần đánh giá, làm rõ và dự báo những nội dung sau:

- Đánh giá bối cảnh mới tác động đến sự phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh như: (i) các Hiệp định về thương mại đã được ký kết VEFTA, CPTPP... tác động đến thị trường sản phẩm, sự tham gia của doanh nghiệp...; (ii) sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là yêu cầu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ đến mô hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhất là các phân ngành ứng dụng công nghệ cao.

- Dự báo nhu cầu và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh trong nước, khu vực và thế giới.

- Xác định một số sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có tiềm năng, triển vọng phát triển.

d. Phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức (SWOT) đối với phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh

Việc phân tích, đánh giá phải làm rõ được các mặt thuận lợi như vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, kết cấu hạ tầng (kết nối thị trường)...; khó khăn về cơ chế, chính sách, nguồn lực đầu tư, nguồn nhân lực...; cơ hội về tiếp cận và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu...; thách thức phải hoàn thiện cơ chế, chính sách, phải huy động nhiều nguồn lực đầu tư, đổi mới và ứng dụng kỹ thuật công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh, đào tạo nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng chưa hoàn chỉnh...

2.1.3. Thực trạng phát triển một số ngành dịch vụ

a. Phân tích, đánh giá về tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu các ngành dịch vụ

Việc phân tích, đánh giá phải làm rõ được chỉ tiêu của ngành trong tổng thể nền kinh tế về:

- Quy mô và tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất các ngành dịch vụ; Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (theo khu vực kinh tế và theo ngành, lĩnh vực).

- Số lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ; Cơ cấu cơ sở kinh doanh dịch vụ (theo khu vực kinh tế và theo ngành, lĩnh vực).

Một phần của tài liệu NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỈNH QUẢNG NGÃI THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 (Trang 36 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w