Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn

Một phần của tài liệu NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỈNH QUẢNG NGÃI THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 (Trang 65 - 67)

IV. NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUY HOẠCH

12.Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn

a) Phân vùng rủi ro đối với từng loại hình thiên tai trên địa bàn.

Định hướng phân vùng rủi ro đối với từng loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi:

- Bão và áp thấp nhiệt đới; - Lũ, ngập lụt;

- Lũ quét;

- Sạt lở bờ sông, bờ biển; - Sạt lở núi;

- Gió mùa Đông Bắc (Không khí lạnh); - Dông, lốc, sét.

b) Xây dựng nguyên tắc và cơ chế phối hợp thực hiện biện pháp quản lý rủi ro thiên tai.

- Xây dựng nguyên tắc trong phòng chống thiên tai tỉnh Quảng Ngãi phù hợp với Luật phòng, chống thiên tai.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các tổ chức, cơ quan, cộng đồng, …thực hiện biện pháp quản lý rủi ro thiên tai.

c) Xây dựng phương án quản lý rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng phương án quản lý rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu; giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; giải pháp tăng cường năng lực thế chế chính sách của tỉnh Quảng Ngãi.

d) Xây dựng phương án phòng chống lũ của các tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều và kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng phương án phòng chống lũ của các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng phương án phát triển hệ thống đê điều và kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh:

+ Xây dựng phương án phát triển hệ thống đê điều, giải pháp công trình đê điều.

+ Phân tích, tính toán và xây dựng phương án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai theo các kịch bản phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu để đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của công trình tạo nguồn, tích trữ, cân đối, điều hòa, phân phối nguồn nước, phòng, chống lũ, bão, nước dâng; giảm thiểu rủi ro ngập lụt, úng, sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, suy thoái nguồn nước và các thiên tai khác trên phạm vi của tỉnh Quảng Ngãi;

triển hệ thống kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai trên phạm vi toàn tỉnh.

+ Đề xuất các giải pháp liên kết giữa hệ thống kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai với hệ thống kết cấu hạ tầng của các ngành, lĩnh vực có liên quan trong vùng lãnh thổ

Một phần của tài liệu NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỈNH QUẢNG NGÃI THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 (Trang 65 - 67)