TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CHUNG CỦA TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu 1602289765830_phan 1 (Trang 30)

IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI KỲ LẬP ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY

3. Đối tượng nghiên cứu

I.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CHUNG CỦA TỈNH BẮC GIANG

I.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế

Trong giai đoạn 2011-2016 tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Giang đạt 9,58%/năm. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh năm 2016 đạt 37.965 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010). GRDP bình quân đầu người năm 2016 đạt 36,33 triệu đồng/người (1.614,7 USD), tăng 2,6 lần so với năm 2010.

Cơ cấu kinh tế tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng Công nghiệp, xây dựng - Thương mại, dịch vụ - Nông nghiệp: Năm 2016, ngành Công nghiệp, xây dựng chiếm 44,26%; Thương mại, dịch vụ chiếm 34.66%; Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 21,08%. Đặc điểm các ngành kinh tế tỉnh:

- Công nghiệp, xây dựng: Là ngành kinh tế chính của tỉnh, chiếm tới 44,26% cơ cấu kinh tế toàn tỉnh. Các ngành công nghiệp chính là khai thác mỏ (than, quặng kim loại, đá...), công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất: Than, vật liệu xây dựng, hóa chất, thuốc, cao su, kim loại, chế biến thực phẩm, đồ uống, giấy,...; sản xuất và phân phối điện... tập trung tại một số khu công nghiệp Đình Trám, Quang Châu, Song Khê - Nội Hoàng. Bắc Giang là tỉnh có tới 435 làng nghề có nghề, tuy nhiên chỉ có 33 làng nghề đạt tiêu chí theo quy định, trong đó có 14 làng nghề truyền thống. Ngành nghề sản xuất chủ yếu là mây tre đan (11 làng), chế biến nông sản thực phẩm (6 làng), vật liệu xây dựng (7 làng), mộc dân dụng (2 làng)12.

- Ngành dịch dụ, thương mại: Đang có xu hướng phát triển, tuy nhiên chưa có sự biến động nhiều, tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2015 đạt 15.084,9 tỷ đồng13, tăng gấp 2 lần so với năm 2010; các cơ sở dịch vụ thương mại đa dạng như chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng chuyên doanh,...

- Nông, lâm, thủy sản: Chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu kinh tế tỉnh (năm 2016, chiếm 21,08%). Các cây trồng chủ yếu: Lúa, ngô, khoai lang, sắn, cây ăn quả, cây cảnh,.... Trong đó, Bắc Giang được biết đến với nhiều cây ăn quả có tiếng như vải, cam, bưởi, nhãn,... vừa mang giá trị kinh tế, vừa là tiềm năng phát triển du lịch. Bắc Giang có thể khai thác phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao, tăng giá trị sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời góp phần tạo sản phẩm du lịch đặc thù cho Bắc Giang.

(chi tiết số liệu xem phần phụ lục)

12 Báo cáo Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang năm 2010 Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang năm 2016

Hình 3: Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang năm 2010 và năm 2016

I.2.2. Đặc điểm văn hóa, xã hội

I.2.2.1. Hiện trạng dân số, lao động

- Dân số: Năm 2016, dân số toàn tỉnh khoảng 1,65 triệu người, là tỉnh có dân số đông, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2011-2016 là 0,94%/năm, mật độ dân số tỉnh năm 2016 là 425,5 người/km2. Dân số tập trung đông ở các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, Lạng Giang, thành phố Bắc Giang.

- Dân tộc: Trên địa bàn tỉnh có trên 20 dân tộc anh em chung sống, trong đó dân tộc Kinh đông nhất, còn lại là các dân tộc thiểu số khác: Nùng, Tày, Sán Dìu, Hoa, Sán chí... Đồng bào các dân tộc sống tập trung tại các huyện vùng núi cao như Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế.

- Lao động: Năm 2016, tỉnh có trên 1 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 63,01% tổng số dân, tốc độ tăng trường giai đoạn 2011-2016 đạt 0,97%/năm. Hiện có 99% lao động hiện đang làm việc trong các ngành kinh tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 54,5% tổng số lao động, trong đó đào tạo nghề là 35,7%.

(chi tiết số liệu xem phần phụ lục)

I.2.2.2. Công tác văn hóa, thể dục thể thao, y tế, giáo dục đào tạo

- Văn hóa, thể dục thể thao: Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao không ngừng phát triển. Cơ sở vật chất cho ngành văn hóa, thể thao được chú trọng đầu tư xây dựng: Nâng cấp, xây mới các nhà văn hóa, sân vận động, trung tâm văn hóa, công viên…Ngoài ra, hoạt động bảo tồn, phát huy di sản văn hóa được quan tâm. Tuy vậy, thực trạng phát triển văn hoá thời gian qua vẫn còn hạn chế tồn tại, đó là sự thiếu hụt các tác phẩm, chương trình văn hoá, nghệ thuật có giá trị cao, chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ và tiềm năng văn hóa của tỉnh.

- Hoạt động thể dục thể thao đã được quan tâm đầu tư, vừa xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện và thi đấu, vừa kết hợp tăng cường sức khoẻ, từng bước cải thiện đời sống văn hoá và tinh thần của người dân tỉnh.

- Y tế: Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân được quan tâm thực hiện. Công tác phòng chống dịch có hiệu quả, chất lượng khám và điều trị bệnh cho nhân dân được nâng lên, vấn đề an sinh xã hội được quan tâm. Công tác xã hội hoá trong lĩnh vực y tế ngày càng được mở rộng, hệ thống cơ sở y tế tư nhân được củng cố và phát triển, gồm: Bệnh viện tư nhân, phòng khám y tế tư nhân, các công ty, cơ sở dược tư nhân...

- Giáo dục đào tạo: Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, tỷ lệ trúng tuyển vào các trường Đại học và Cao đẳng ngày càng tăng và đạt tỷ lệ khá; nhiều học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế. Tỉnh đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi. Triển khai tốt chủ trương đa dạng hóa các hình thức đào tạo, việc chuẩn hóa giáo viên ở các cấp bằng nhiều hình thức khác nhau. Cơ sở vật chất cho đào tạo nghề tiếp tục được tăng cường. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1 trường Đại học (Đại học Nông Lâm Bắc Giang); 04 trường Cao đẳng và 5 trường trung cấp chuyên nghiệp.

- Khoa học và công nghệ: Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ từng bước góp phần nâng cao năng lực quản lý, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhiều đề tài, dự án Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh được triển khai thực hiện và ứng dụng vào quản lý, sản xuất, đời sống. Trong những năm qua, hoạt động chuyển giao công nghệ đã phát triển cả về lượng cũng như về chất. Tuy nhiên, có nhiều đề tài khoa học được thực hiện nhưng chưa đạt hiệu quả cao, chưa được ứng dụng vào thực tiễn, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Tình hình an ninh trật tự: Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tỉnh được giữ vững, ổn định, các lực lượng vũ trang thường xuyên rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, nghiệp vụ, khả năng chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu. Từng bước nâng cao nhận thức của toàn xã hội, của các ngành, các cấp, các tổ chức về trách nhiệm đấu tranh phòng, chống tội phạm; tạo lập cơ chế phối hợp đồng bộ, phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm.

I.2.3. Cơ sở hạ tầng

I.2.3.1. Hệ thống giao thông

a. Giao thông đường bộ

- Quốc lộ: Trên địa bàn tỉnh có 5 tuyến quốc lộ chạy qua, dài 308,9 km14, kết cấu đường bê tông nhựa, đá dăm nhựa:

+ Quốc lộ 1: Là trục đường chính kết nối Bắc Giang với Hà Nội, Lạng Sơn trên địa phận tỉnh Bắc Giang dài 37,4 km, đạt tiêu chuẩn đường cấp III, kết cấu bê tông nhựa, chất lượng tốt.

+ Quốc lộ 31: Tuyến đường kết nối Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn; tuyến đường chạy qua trung tâm 3 huyện miền núi tỉnh là Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động, với tổng chiều dài 97 km, đường đạt tiêu chuẩn cấp IV, mặt đường bê tông nhựa, đá dăm 14 Báo cáo Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bắc giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

nhựa, chất lượng trung bình.

+ Quốc lộ 37: Tuyến đường kết nối Bắc Giang với tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, tổng chiều dai 60,4 km, đường bê tông nhựa, đá dăm nhựa, chất lượng trung bình.

+ Quốc lộ 279: Tuyến đường kết nối Bắc Giang với tỉnh Quảng Ninh, tuyến dài 57km, đường cấp IV, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

+ Quốc lộ 17: Tuyến đường kết nối Bắc Giang với tỉnh Thái Nguyên, đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, III, II; kết cấu mặt đường bê tông nhựa

- Đường tỉnh: Bắc Giang có 18 tuyến đường tỉnh, tổng chiều dài 367,66 km, trong đó có 145,46 km mặt đường BTN (39,56%), 193,8 km mặt đường đá dăm nhựa (53,53%), 25,4 km mặt đường BTXM (6,91%). Trong đó có tuyến đường chất lượng còn xấu.

Trong thời gian qua, một số tuyến đường trọng điểm đã được tỉnh chú trọng đầu tư như đường tỉnh 295, đường tỉnh 296, 297, 299,..., đặc biệt tuyến đường tỉnh 293 kết nối thành phố Bắc Giang, qua các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Sơn Động, lên Khu du lịch văn hóa - tâm linh Tây Yên Tử (huyện Sơn Động) tạo động lực phát triển du lịch Bắc Giang trong tương lai.

- Giao thông đô thị: Giao thông khu vực đô thị (thành phố Bắc Giang và các thị trấn huyện) đã được chú trọng đầu tư, cơ bản đồng bộ với tỷ lệ cứng hóa đạt 96,49%, trong đó có 60,97% đường BTXM, 30,75% đường BTN, 4,61% đường đá dăm nhựa và 3,67% đường cấp phối.

- Giao thông nông thôn: Hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh chưa được đầu tư đồng bộ, nhiều tuyến đường chưa được cứng hóa, gây khó khăn trong đi lại, đặc biệt giao thông kết nối đến các khu, điểm du lịch, với tỷ lệ cứng hóa được 49,66%, trong đó đường huyện cứng hoá đạt 84%, đường xã cứng hoá đạt 54,58%, đường thôn xóm cứng hoá đạt 44,61%.

- Bến xe: Toàn tỉnh có 11 bến xe khách từ loại 3 đến loại 6; trong đó có 2 bến xe khách Bắc Giang và Sơn Động phục vụ vận tải hành khách cố định nội tỉnh:

Bảng 2: Hiện trạng bến xe trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

TT Bến xe Địa điểm Diện tích(m2) Loại Đơn vị quản lý

1 Lục Ngạn Nghĩa Hồ, Lục Ngạn, Bắc

Giang 4.048 4 Công ty CPXK Bắc Giang

2 Cầu Gồ Cầu Gồ, Yên Thế, Bắc Giang 6.300 4 Ban QLBX huyện Yên Thế

3 Cao

Thượng

Cao Thượng, Tân Yên, Bắc

Giang 4.725 5 Công ty CPXK Bắc Giang

4 Lục Nam Đồi Ngô, Lục Nam, Bắc

Giang 3.200 4 Công ty CPXK Bắc Giang

5 Nhã Nam Nhã Nam, Tân Yên, Bắc Giang 6.380 4 Công ty TNHH Tuyết Ly 6 Xuân Lương Xuân Lương, Yên Thế, Bắc Giang 884 6 Ban QLBX huyện Yên Thế

TT Bến xe Địa điểm Diện tích

(m2) Loại Đơn vị quản lý

7 Bố Hạ Bố Hạ, Yện Thế, Bắc Giang 1.180 6 Ban QLBX huyện Yên Thế 8 Sơn Động An Lập, Sơn Động, Bắc

Giang 3.400 4 Công ty CPXK Bắc Giang

9 Tân Sơn Tân Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang 2.508 5 Công ty TNHH Hiệp Anh 10 Hiệp Hòa Thắng, Hiệp Hòa, Bắc Giang 3.635 4 UBND huyện Hiệp Hòa 11 Bắc Giang Đường Xương Giang, TP Bắc

Giang 6.200 3 Sở GTVT tỉnh Bắc Giang

Nguồn: Báo cáo Điều chỉnh Quy hoạch GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Giao thông công cộng: Hiện tỉnh đã có hệ thống xe buýt hoạt động trong thành phố Bắc Giang và từ thành phố về trung tâm các huyện. Tuy nhiên hiện chưa có xe buýt kết nối đến các điểm du lịch, gây khó khăn cho du khách.

b. Đường sắt

Trên địa bàn tỉnh có 3 tuyến đường sắt quốc gia chạy qua, gồm Hà Nội - Đồng Đăng, Kép - Hạ Long và Kép - Lưu Xá:

- Tuyến Hà Nội - Đồng Đăng: dài 167 km, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Giang dài 40 km. Hiện kiến trúc tầng trên xuống cấp, hệ thống thông tin tín hiệu chưa đồng bộ. Có 4 ga trên địa phận tỉnh là: Sen Hồ, Bắc Giang, Phố Tráng và Kép, khả năng kết nối đường bộ vào các ga còn hạn chế.

- Tuyến Kép - Hạ Long: Tổng chiều dài 106 km, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Giang dài 32,77 km, tuyến đường sắt này hoạt động không hiệu quả. Kiến trúc tầng trên xuống cấp. Hệ thống thông tin tín hiệu chưa đồng bộ. Có 3 ga trên địa bàn tỉnh: Bảo Sơn, Lan Mẫu, Cẩm Lý, khả năng tiếp cận các ga hạn chế.

- Tuyến Kép - Lưu Xá: Tuyến hiện đang dừng hoạt động c. Đường thủy

Giao thông đường thủy hiện chỉ phục vụ vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng, chưa được khai thác phục vụ hoạt động du lịch.

- Cảng: Hiện có 1 cảng Á Lữ do Trung ương quản lý, hàng hóa thông qua cảng chính là than, phân bón hóa học, lương thực và vật liệu xây dựng. Ngoài ra có 3 cảng chuyên dùng của công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, công ty xăng dầu Hà Bắc và cảng Tân Tiến do quân đội quản lý.

- Bến thủy nội địa:

+ Bến bốc xếp hàng hóa: có khoảng 37 bến, trong đó có 21 bến cát, sỏi; 16 bến hàng hóa. Một số bến đã được cấp giấy phép hoạt động như bến Vát, Đáp Cầu, Bố Hạ, bến Tuần, Bắc Giang, Đồng Sơn, Tân Tiến, Trại Một,…; kết cấu các bến chưa được xây dựng vững chắc, chưa kè bãi; chưa xây dựng kho chứa hàng; phương tiện xếp dỡ hàng chưa đồng bộ,...

+ Bến khách ngang sông: Có 58 bến khách đang hoạt động (kể cả bến phà Đồng Việt), trong đó: trên sông Cầu có 35 bến, sông Thương có 9 bến, hệ thống sông Lục Nam có 13 bến; hồ Cấm Sơn có 1 bến. Một số bến khách ngang sông chưa được đầu tư xây dựng đường lên xuống bến là đường đất hoặc đường cấp phối, nhiều bến chưa được cấp giấy phép hoạt động, hầu hết các bến khách ngang sông trong tỉnh chưa được xây dựng nhà chờ, lắp đặt đầy đủ báo hiệu giao thông đường thủy nội địa.

I.2.3.2. Hệ thống cấp điện

Nguồn điện cung cấp cho tỉnh được cung cấp từ nguồn quốc gia qua tuyến Phả Lại - Bắc Giang - Thái Nguyên tại trạm 220 kv Bắc Giang; từ Nhà máy nhiệt điện Phả lại qua tuyến Phả Lại đến Trạm 220 kv Bắc Giang; ngoài ra nguồn phát điện tại chỗ từ Công ty đạm và hóa chất Hà Bắc lên lưới điện 35 kv của tỉnh.

Hiện 100% số xã được cấp điện từ lưới điện Quốc gia. Hệ thống chiếu sáng mới được đầu tư tại các khu vực đô thị. Trong thời gian qua Trạm biến áp 500KV Hiệp Hòa có quy mô và công suất lớn nhất nước đã hoàn thành đưa vào vận hành góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, vùng.

I.2.3.3. Hệ thống cấp nước

Hệ thống cấp nước đô thị và nông thôn được đầu tư theo chương trình nước sạch sinh hoạt đô thị, nước sinh hoạt nông thôn và chương trình sử dụng nguồn vốn JICA. Trên toàn tỉnh hiện chỉ thành phố Bắc Giang có 1 nhà máy cấp nước công suất đạt 35.000 m2/ngày đêm. Các thị trấn trên địa bàn các huyện đã có trạm xử lý nước sạch với tổng công xuất 40.000 m3/ngày đêm, tuy nhiên quy mô còn nhỏ, chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch là 74%.

Tại khu vực nông nông hiện có 110 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung (100 công trình đang hoạt động), có khoảng 50 công trình có quy mô lớn phục vụ cấp nước cho xã và liên xã, thị trấn; song phần lớn các hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh do đầu tư đào giếng hay chương trình nước sạch nông thôn. Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sử dụng nước hợp vệ sinh là 87,5%.

I.2.3.4. Thoát nước thải, vệ sinh môi trường

- Thoát nước thải: Hệ thống thoát nước thải mới được đầu tư cơ bản ở thành phố Bắc Giang, các đô thị khác và khu vực nông thôn hiện chưa được đầu tư. Toàn tỉnh

Một phần của tài liệu 1602289765830_phan 1 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w