IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI KỲ LẬP ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY
3. Đối tượng nghiên cứu
I.3. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM
ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Theo điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 203015, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh:
- Tầm nhìn phát triển đến năm 2030: Bắc Giang là tỉnh có trình độ phát triển trên mức trung bình của cả nước và trở thành tỉnh công nghiệp. Nền kinh tế đi lên từ công nghiệp và dịch vụ tiên tiến, phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp sạch, đô thị hiện đại và du lịch văn hóa.
- Mục tiêu tổng quát đến năm 2020: Duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao hơn tốc độ phát triển chung của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Đến năm 2020, đưa Bắc Giang nằm trong nhóm các tỉnh đứng đầu về chỉ tiêu GDP/người của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và bằng 90-95% mức trung bình cả nước.
- Mục tiêu kinh tế
+ Năm 2020: Khu vực CN - XD khoảng 42-42,3%, khu vực DV khoảng 38- 38,3% và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản khoảng 20-19,4% trong cơ cấu kinh tế. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2020 đạt 10-10,5%. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 2.700-2.800 USD.
+ Năm 2030: Khu vực CN-XD khoảng 45,7-46%, DV khoảng 42,7-43%, lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 11,6-11% trong cơ cấu kinh tế. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2030 đạt 10,5-11%. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 9.300-9.500 USD.
- Mục tiêu về xã hội
+ Dân số đến năm 2020 là 1.715 người, nâng tỷ lệ dân số đô thị lên 22,3% vào năm 2020
+ Giáo dục: Đến năm 2020 tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia bậc mầm non là 88,5%, tiểu học là 97,7%, THCS là 88,8%, THPT là 75,5%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%.
+ Lao động: Hàng năm, giải quyết việc làm cho khoảng 29.000-30.000 người. Đến năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị còn 3,5%.
+ Y tế: Tăng số giường bệnh tỷ lệ 25 giường bệnh/10.000 dân, 100% xã/phường/thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế.
+ Văn hóa, Thể thao: Tiếp tục xây dựng nền văn hóa tỉnh Bắc Giang tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng thương hiệu và hình ảnh vùng đất, con người và văn hóa Bắc Giang với các địa phương trong cả nước; phát triển thể thao thành tích cao, đẩy mạnh phong trào thể dục, thể thao quần chúng.
- Mục tiêu phát triển không gian, kết cấu hạ tầng: Xây dựng không gian KT-XH hài hòa giữa đô thị với nông thôn và giữa 3 vùng (vùng núi, trung du, đồng bằng), đảm bảo đồng bộ, hiện đại, tập trung vào đô thị trọng điểm. Xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ, có trọng điểm, kết nối chặt chẽ giữa hệ thống giao thông đối ngoại và đối nội, đảm bảo tính liên kết. Ưu tiên xây dựng hệ thống đường tỉnh tạo động lực phát triển KT-XH.
- Mục tiêu sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái: Khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên đất. Đến năm 2020, 70% chất thải rắn được thu gom; tỷ lệ thu gom được xử lý đạt 98%; độ che phủ rừng đạt 38%.
- Mục tiêu về quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội: Kết hợp chặt chẽ phát triển KT-XH với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Từng bước xây dựng Bắc Giang thành khu vực phòng thủ vững chắc, thực sự vững về chính trị, mạnh về kinh tế, văn hóa - xã hội, làm cơ sở, động lực củng cố nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc.
PHẦN II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2010-2016
II.1. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH II.1.1.Di sản văn hóa
Về di sản văn hóa vật thể:Tính đến nay, Bắc Giang có 2.237 di tích, trong đó 711 di tích được nhà nước xếp hạng: 03 di tích và cụm đi tích quốc gia đặc biệt (Di tích lịch sử: Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế; di tích chùa Vĩnh Nghiêm và di tích chùa Bổ Đà), 101 di tích quốc gia và 583 di tích cấp tỉnh.
Về công tác tu bổ, chống xuống cấp di tích: Giai đoạn 2011-2016, tỉnh Bắc Giang chú trọng đẩy mạnh việc đầu tư tu bổ các di tích lịch sử văn hóa, với tổng số vốn cho công tác chống xuống cấp, tu bổ di tích khoảng 70 tỷ đồng, bình quân đạt 11,6 tỷ/năm. Từ năm 2005 đến nay, Bắc Giang đã tu bổ, tôn tạo được 495 di tích; nguồn vốn tu bổ từ nguồn vốn ngân sách hàng năm chi cho công tác tu bổ, tôn tạo di tích và nguồn vốn xã hội hóa do nhân dân, doanh nghiệp trên địa bàn đóng góp. Các di tích tiêu biểu được tu bổ, tôn tạo: Huyện Sơn Động (chùa Chủa, đình Đặng,...); huyện Lục Ngạn (chùa Am Vãi, chùa Cao Long, đền Hả,...); huyện Lục Nam (chùa Đính Long, chùa Vân Trung, đình Hạ, chùa Khám Lạng,...); huyện Lạng Giang (chùa Bi, đình Phù Lão, chùa Phúc Quang...), TP Bắc Giang (đình Long Thành, thành cổ Xương Giang, nghè Dĩnh Kế (nghè Cả), chùa Vẽ, Dinh từ, mộ, đền thờ Quận công Hoàng Ngũ Phúc, đình Thuyền...); huyện Yên Dũng (đình Lão Hộ, đình Quỳnh Sơn, chùa Diễn Khánh, đình Hạ Long, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Kem...); huyện Việt Yên (chùa Vân, Từ chỉ Thổ Hà, chùa Ninh Động, đình Mổ Thổ, Mộ và đền thờ Dương Quốc Cơ, ...); huyện Hiệp Hòa (Lăng họ Hà, chùa Ngọ Khổng, đình Làng Quyền, lăng Nội Dinh, đình Lỗ Hạnh...); huyện Tân Yên (đình Tiến Sơn, đình Ngô Xá, đình chùa Vồng, Khu lưu niệm doanh nhân Hoàng Hoa Thám (chùa Trũng), đình Cao Thượng...); huyện Yên Thế (đình Xuân Lan, đình Bo Chợ, chùa Vi Sơn, chùa Ngò,...)
Về di sản văn hóa phi vật thể: Hàng năm Sở VHTTDL chỉ đạo các đơn vị tổ chức các lớp tập huấn, truyền dạy nghệ thuật truyền thống (Ca trù, Quan họ, chèo,...) cho hạt nhân văn nghệ tại các địa phương. Tổ chức bảo tồn, khôi phục 1-2 di sản văn hóa phi vật thể. Thực hiện các chương trình kiểm kê, tư liệu hóa đối với nhiều di sản có giá trị. Đến nay, có 12 di sản văn hóa phi vật thể được Bộ VHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (gồm: Dân ca Quan họ; Ca trù; Nghi lễ Then người Tày, người Nùng tỉnh Bắc Giang; Dân ca Cao Lan xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn; Dân ca Sán Chí xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn; Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm, huyện Yên Dũng; lễ hội chùa Bổ Đà; Lễ hội Thổ Hà, huyện Việt Yên; Lễ hội Đền Suối Mỡ, huyện Lục Nam; Lễ hội Yên Thế, huyện Yên Thế; Lễ hội Đình Vồng, huyện Tân Yên; Lễ hội Y Sơn, huyện Hiệp Hòa).
Ngoài ra, tỉnh đã xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch và tạo cơ chế, chính sách nhằm khôi phục, bảo tồn các lễ hội truyền thống, làng nghề và tạo điều kiện để
các làng nghề phát triển trong bối cảnh mới. Đến nay, tỉnh đã khôi phục và phát triển gần 500 làng nghề với 15.000 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, tiêu biểu như: bánh đa nem Thổ Hà, mây tre đan Tăng Tiến, bún Đa Mai, bánh đa Kế, hương ngát Linh Sơn, mỳ Chũ, rượu làng Vân,...Bên cạnh đó, tỉnh đã thực hiện Đề án“Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Giang, gỉai đoạn 2011-2020”, bảo tồn văn hóa phi vật thể, truyền dạy các làn điệu dân ca dân tộc, tổ chức các hội thảo khoa học về bảo tồn, phát huy và phát triển giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số;...
Tuy nhiên, công tác quản lý tại các di tích chưa chặt chẽ. Tình trạng mất cổ vật trong di tích hoặc đưa linh vật, hiện vật không phù hợp vào các di tích vẫn diễn ra và chưa được khắc phục kịp thời, triệt để. Công tác tu bổ di tích tại một số nơi chưa chấp hành nghiêm theo quy định, làm mất đi nhiều yếu tố gốc của di tích.
Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất tại các làng nghề còn nhiều bất cập như đầu ra sản phẩm còn khó khăn, mẫu mã chưa đa dạng, vệ sinh môi trường chưa được quan tâm. Hoạt động lễ hội trong những năm qua được chú trọng trong công tác tổ chức, quản lý nên tình trạng mê tín, cá cược, trộm cắp, đốt vàng mã... đã giảm đáng kể; tuy nhiên công tác an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường... trong các lễ hội chưa đảm bảo.
II.1.2. Hoạt động nghệ thuật biểu diễn
Cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ: Tỉnh có 1 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp là Nhà hát Chèo Bắc Giang. Cơ sở vật chất của Nhà hát Chèo vừa được đầu tư nâng cấp, cải tạo tương đối đồng bộ và cơ bản đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ hiện tại của đơn vị. Nhà hát có hơn 60 cán bộ, trong đó có 1 nghệ sĩ nhân dân và 8 nghệ sĩ ưu tú.
Về nghệ thuật không chuyên, tỉnh hiện có hơn 2.400 đội văn nghệ quần chúng và hơn 400 câu lạc bộ văn nghệ quần chúng.
Thành tựu hoạt động biểu diễn nghệ thuật: Hàng năm, Nhà hát Chèo tổ chức biểu diễn 140 buổi, phục vụ hơn 200.000 lượt người xem, với các tiết mục đặc sắc như: vở diễn “Quan âm thị Kính”, “Chuyện tình hoàng tử và sơn nữ”, “Ơn báo nghĩa đền”, chương trình ca nhạc dân gian “Giai điệu quê hương”. Bình quân đạt 12,5 lượt xem/1.000 người/năm.
Các đội văn nghệ quần chúng tổ chức hơn 13.000 buổi sinh hoạt văn nghệ, thu hút hơn 190.000 lượt người xem. Bình quân đạt 0,12 lượt xem/người/năm.
Những khó khăn, thách thức: Đối với Nhà hát Chèo các chế độ luyện tập, biểu diễn, phụ cấp nghề nghiệp cho diễn viên, nghệ sĩ chưa được đảm bảo; Thiếu nhân lực cho mảng ca múa dân gian truyền thống; Thiếu phương tiện vận chuyển thiết bị âm thanh, ánh sáng phục vụ cho công tác lưu diễn.
Đối với hoạt động văn nghệ quần chúng: Kinh phí dành cho các hoạt động văn nghệ quần chúng còn ít, chủ yếu bằng nguồn xã hội hóa; phong trào văn nghệ quần chúng phát triển không đồng đều, nhất là ở vùng cao, vùng dân tộc thiểu số; đa phần các chương trình văn nghệ quần chúng ít khai thác từ nghệ thuật truyền thống, mà có xu hướng thiên về các tiết mục ca múa nhạc, trình bày ca khúc với dàn nhạc điện tử;…
Cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ: Tỉnh hiện có 2 rạp chiếu phim, là rạp Sông Thương và 1 rạp phim tư nhân Lotte Cinema Bắc Giang (Trung tâm thương mại BigC). Rạp Sông Thương được đầu tư nhiều trang thiết bị, kỹ thuật chiếu phim công nghệ mới 3D, 2D, cùng với phòng chiếu tương đối đồng bộ có khả năng phục vụ 450 chỗ ngồi. Rạp Lotte Cinema Bắc Giang được đầu tư đồng bộ, hiện đại với 4 phòng chiếu, có khả năng phục vụ 560 chỗ ngồi. Ngoài ra, tỉnh hiện có 3 đội chiếu bóng lưu động miền núi.
Thành tựu hoạt động chuyên môn: Giai đoạn 2013-2016, rạp Sông Thương tổ chức hơn 1.000 buổi chiếu phim, bình quân đạt 250 buổi chiếu/năm và thu hút 48.000 lượt xem/năm. Cũng trong giai đoạn này, 3 đội chiếu bóng lưu động thực hiện gần 2.000 buổi chiếu, thu hút hơn 43.000 lượt xem, bình quân đạt 500 buổi chiếu/đội/năm và hơn 100.000 lượt xem/đội/năm.
Những khó khăn, thách thức: Cơ sở vật chất của rạp Sông Thương hiện đã lạc hâu, xuống cấp. Trang thiết bị máy móc chiếu phim hiện không đạt chuẩn, chất lượng hình ảnh kém. Hệ thống trang âm, ghế ngồi cũ, hỏng nhiều chỗ. Phòng chiếu phim quá rộng, vừa dùng làm hội trường, vừa là nơi biểu diễn nghệ thuật. Không có kinh phí mua phim mới.
Trang thiết bị cho các đội chiếu bóng lưu động cũng không đạt chuẩn, chất lượng hình ảnh kém. Nguồn phim chiếu từ Cục điện ảnh đa phần là phim cũ nên không thu hút khán giả.
II.1.4. Hoạt động Văn học nghệ thuật, Mỹ thuật, nhiếp ảnh, Triển lãm
Cơ sở vật chất, nhân lực hoạt động văn học, nghệ thuật: Hội Văn học - Nghệ thuật Bắc Giang hiện có hơn 150 hội viên, hoạt động trong 7 chuyên ngành, gồm: văn học, mỹ thuật, âm nhạc, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc và văn nghệ dân gian. Trong đó, chi hội Mỹ thuật có 27 hội viên và chi hội Nhiếp ảnh có 7 hội viên. Diễn đàn của hội là “Tạp chí Sông Thương”, định kỳ xuất bản 2 tháng/1 số, với số lượng 5.000 bản/năm. Giải thưởng của hội là “Giải thưởng văn học nghệ thuật Sông Thương”.
Thành tựu hoạt động Văn học nghệ thuật, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh:
- Về văn học nghệ thuật: Năm 2016, tổ chức 1 trại sáng tác văn học nghệ thuật tập trung tại Vĩnh Phúc, với sự tham gia của 14 hội viên của các chi hội văn học, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, văn nghệ dân gian. Kết thúc trại sáng tác, các hội viên đã hoàn thành 1 tiểu thuyết, 1 truyện ngắn, 9 bài thơ, 2 kịch ngắn, 4 ca khúc, 20 ảnh, 1 tác phẩm nghiên cứu. Tổ chức 1 trại sáng tác văn học nghệ thuật không tập trung, với sự tham gia của hơn 50 hội viên của các chi hội văn học, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, văn nghệ dân gian. Kết quả thu được là 95 tác phẩm, trong đó có 18 tác phẩm văn, 55 tác phẩm thơ, 10 tác phẩm âm nhạc, 7 tác phẩm mỹ thuật, 5 tác phẩm nhiếp ảnh. Các tác phẩm chất lượng được chọn in trên tạp chí Sông Thương và được tuyển chọn, biên tập xuất bản sách “Mỹ thuật - Nhiếp ảnh Bắc Giang”.
- Hoạt động Mỹ thuật: Năm 2016, tổ chức trại sáng tác Mỹ thuật Bắc Giang trong 3 tháng. Có 31 tác phẩm gửi trưng bày triển lãm mỹ thuật khu vực III lần thứ 21 và 16 tác phẩm trưng bày triển lãm của Hội Mỹ thuật Việt Nam. Kết quả 1 tác phẩm đạt giải
B, 1 tác phẩm đạt giải khuyến khích, 2 tác phẩm dự xét giải thưởng của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam.
- Hoạt động Nhiếp ảnh: Tổ chức trại sáng tác Nhiếp ảnh Bắc Giang trong 3 tháng. Kết thúc, Hội chọn hơn 100 tác phẩm tham gia liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực tác tỉnh miền núi phía Bắc.
Những hạn chế, thách thức: Kinh phí cho hoạt động văn học nghệ thuật còn hạn chế nên đa phần các hoạt động văn học nghệ thuật, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm được tổ chức với quy mô nhỏ. Cơ sở vật chất cho tổ chức công tác triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh, văn học nghệ thuật còn thiếu. Các tác phẩm đạt giải, có chất lượng chưa tiếp cận, phổ biến đến công chúng do thiếu kinh phí tuyên truyền, quảng bá.
II.1.5 Hiện trạng và hoạt động hệ thống Thư viện
Cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ: Bắc Giang hiện có 1 thư viện cấp tỉnh mới được nâng cấp, cơ sở vật chất đủ đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ hiện tại. Ở cấp huyện, có 10/10 thư viện trực thuộc Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện, trong đó có 6/10 phòng thư viện được trang bị máy tính kết nối internet. Ở cấp xã có 65 thư viện, chiếm 30% số xã và ở cấp thôn/tổ dân phố có 338 phòng đọc, thư viện, chiếm 13,5% số thôn/tổ dân phố. Đội ngũ cán bộ thư viện các cấp cơ bản được kiện toàn. Thư viện tỉnh có 21 người, trong đó có 1 tiến sĩ, 3 thạc sĩ và 17 trình độ đại học. Hệ thống thư viện huyện có 13 người, trong đó có 8 người có trình độ đại học và 5 người được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thư viện. Ở cấp xã và thôn/tổ dân phố, 100% công tác thư viện là do các cán bộ kiêm nhiệm thực hiện.
Thành tựu hoạt động chuyên môn: Thư viện tỉnh đã xử lý nghiệp vụ, bổ sung hơn