IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI KỲ LẬP ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY
3. Đối tượng nghiên cứu
I.2.2. Đặc điểm văn hóa, xã hội
I.2.2.1. Hiện trạng dân số, lao động
- Dân số: Năm 2016, dân số toàn tỉnh khoảng 1,65 triệu người, là tỉnh có dân số đông, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2011-2016 là 0,94%/năm, mật độ dân số tỉnh năm 2016 là 425,5 người/km2. Dân số tập trung đông ở các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, Lạng Giang, thành phố Bắc Giang.
- Dân tộc: Trên địa bàn tỉnh có trên 20 dân tộc anh em chung sống, trong đó dân tộc Kinh đông nhất, còn lại là các dân tộc thiểu số khác: Nùng, Tày, Sán Dìu, Hoa, Sán chí... Đồng bào các dân tộc sống tập trung tại các huyện vùng núi cao như Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế.
- Lao động: Năm 2016, tỉnh có trên 1 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 63,01% tổng số dân, tốc độ tăng trường giai đoạn 2011-2016 đạt 0,97%/năm. Hiện có 99% lao động hiện đang làm việc trong các ngành kinh tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 54,5% tổng số lao động, trong đó đào tạo nghề là 35,7%.
(chi tiết số liệu xem phần phụ lục)
I.2.2.2. Công tác văn hóa, thể dục thể thao, y tế, giáo dục đào tạo
- Văn hóa, thể dục thể thao: Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao không ngừng phát triển. Cơ sở vật chất cho ngành văn hóa, thể thao được chú trọng đầu tư xây dựng: Nâng cấp, xây mới các nhà văn hóa, sân vận động, trung tâm văn hóa, công viên…Ngoài ra, hoạt động bảo tồn, phát huy di sản văn hóa được quan tâm. Tuy vậy, thực trạng phát triển văn hoá thời gian qua vẫn còn hạn chế tồn tại, đó là sự thiếu hụt các tác phẩm, chương trình văn hoá, nghệ thuật có giá trị cao, chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ và tiềm năng văn hóa của tỉnh.
- Hoạt động thể dục thể thao đã được quan tâm đầu tư, vừa xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện và thi đấu, vừa kết hợp tăng cường sức khoẻ, từng bước cải thiện đời sống văn hoá và tinh thần của người dân tỉnh.
- Y tế: Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân được quan tâm thực hiện. Công tác phòng chống dịch có hiệu quả, chất lượng khám và điều trị bệnh cho nhân dân được nâng lên, vấn đề an sinh xã hội được quan tâm. Công tác xã hội hoá trong lĩnh vực y tế ngày càng được mở rộng, hệ thống cơ sở y tế tư nhân được củng cố và phát triển, gồm: Bệnh viện tư nhân, phòng khám y tế tư nhân, các công ty, cơ sở dược tư nhân...
- Giáo dục đào tạo: Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, tỷ lệ trúng tuyển vào các trường Đại học và Cao đẳng ngày càng tăng và đạt tỷ lệ khá; nhiều học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế. Tỉnh đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi. Triển khai tốt chủ trương đa dạng hóa các hình thức đào tạo, việc chuẩn hóa giáo viên ở các cấp bằng nhiều hình thức khác nhau. Cơ sở vật chất cho đào tạo nghề tiếp tục được tăng cường. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1 trường Đại học (Đại học Nông Lâm Bắc Giang); 04 trường Cao đẳng và 5 trường trung cấp chuyên nghiệp.
- Khoa học và công nghệ: Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ từng bước góp phần nâng cao năng lực quản lý, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhiều đề tài, dự án Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh được triển khai thực hiện và ứng dụng vào quản lý, sản xuất, đời sống. Trong những năm qua, hoạt động chuyển giao công nghệ đã phát triển cả về lượng cũng như về chất. Tuy nhiên, có nhiều đề tài khoa học được thực hiện nhưng chưa đạt hiệu quả cao, chưa được ứng dụng vào thực tiễn, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
- Tình hình an ninh trật tự: Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tỉnh được giữ vững, ổn định, các lực lượng vũ trang thường xuyên rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, nghiệp vụ, khả năng chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu. Từng bước nâng cao nhận thức của toàn xã hội, của các ngành, các cấp, các tổ chức về trách nhiệm đấu tranh phòng, chống tội phạm; tạo lập cơ chế phối hợp đồng bộ, phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm.