III. GIÚP CHO HS THẤY ĐƯỢC ỨNG DỤNG THỰC TIỄN CỦA ĐẠI SỐ TỔ HỢP XÁC SUẤT TỪ ĐÓ TẠO HỨNG THÚ CHO HS TRONG QUÁ TRÌNH
3.2 Xây dựng bài toán có tính thực tiễn từ bài toán thực tiễn đã có
Dựa trên các bài toán có nội dung thực tiễn trong sách giáo khoa, GV có thể yêu cầu HS xây dựng nên các bài toán kiểu tương tự.
Ví dụ 21. Bài toán xuất phát: Từ thành phố A đến thành phố B có 3 con đường; từ
thành
phố B đến thành phố C có 2 con đường. Hỏi có bao nhiêu cách đi từ A đến C mà phải qua B ?Bài toán 21.1 Có 3 tuyến bay từ thành phố Hồ Chí Minh đi Hà Nội, có 5 tuyến bay từ Hà Nội đi Pari; Một người ở thành phố Hồ Chí Minh muốn ra Hà Nội công tác, rồi sau đó sang Pari. Hỏi có bao nhiêu cách chọn của người đó đi từ thành phố Hồ Chí Minh sang Pari ?
Bài toán 21.2 Có 4 hòn đảo mà việc đi lại giữa các hòn đảo này như sau: Từ đảo A đến đảo B có 2 cây cầu; từ đảo B sang đảo C có 4 cây cầu; từ đảo C sang đảo D có 5 cây cầu và không có cây cầu nào nữa. Hỏi có bao nhiêu cách đi từ đảo A đến đảo D ?
Bài toán 21.3 Có 4 hòn đảo mà việc đi lại giữa các hòn đảo này như sau: Từ đảo A
đến đảo B có 2 cây cầu; từ đảo B sang đảo C có 4 cây cầu; từ đảo C sang đảo D có 5 cây cầu và không có cây cầu nào nữa. Hỏi có bao nhiêu cách đi từ đảo A đến đảo D sau đó quay trở về đảo A ?
Bài toán 21.4 Có 4 hòn đảo mà việc đi lại giữa các hòn đảo này như sau: Từ đảo A
đến đảo B có 2 cây cầu; từ đảo B sang đảo C có 4 cây cầu; từ đảo C sang đảo D có 5 cây cầu và không có cây cầu nào nữa. Hỏi có bao nhiêu cách đi từ đảo A đến đảo D sau đó quay về đảo A, nhưng khi về không đi trên những cây cầu lúc đi đã đi qua ?