Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành

Một phần của tài liệu BẢN CÁO BẠCH CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25 (Trang 55 - 57)

IV. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC NIÊM YẾT

8. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành

8.1. Vị thế của Công ty trong ngành

Công ty cổ phần Vinaconex 25 là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Vinaconex và là đơn vị đứng trong top đầu của Tổng Công ty tại khu vực Miền trung. Dưới đây là Bảng số liệu năm 2007 của một số Công ty trong Tổng Công ty.

Bảng 15: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 của một số công ty cùng ngành

Đơn vị tính: triệu đồng

STT TÊN CÔNG TY TỔNG SẢN

LƯỢNG

TỔNG

DOANH THU LỢI NHUẬN

TỶ SUẤT LỢI NHUẬN/ DOANH THU 1 Công ty CP xây dựng số 1 320.826 245.259 13.726 5,6% 2 Công ty CP xây dựng số 2 474.920 460.788 42.992 9,3% 3 Công ty CP xây dựng số 3 352.496 227.220 17.000 7,5% 4 Công ty CP xây dựng số 5 411.463 330.000 14.000 4,2% 5 Công ty CP xây dựng số 6 262.350 207.400 6.440 3,1% 6 Công ty CP xây dựng số 7 232.200 156.500 7.831 5,0% 7 Công ty CP xây dựng số 9 337.987 276.929 9.325 3,4% 8 Công ty CP xây dựng số 11 358.000 300.000 8.200 2,7% 9 Công ty CP xây dựng số 21 260.000 180.700 4.355 2,4% 10 Công ty CP Vinaconex 25 260.000 240.660 5.994 2,5%

(Nguồn: Tài liệu Hội nghị Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 của TCT Cổ phần Vinaconex ngày 19/1/2008)

8.2. Triển vọng phát triển của ngành

Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP khá cao và ổn định: năm 2002 đạt 7,1%, năm 2003 đạt 7,23%, năm 2004 đạt 7,7%, năm 2005 đạt 8,4%, năm 2006 đạt 8,16% và năm 2007 đạt 8,48%. Trong các năm tới, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể sẽ giảm do ảnh hưởng của lạm phát tuy nhiên có thể vẫn duy trì ở mức 7%/năm.

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 7% như mấy năm gần đây và trong tương lai, Việt Nam sẽ có nhiều dự án đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng, căn hộ cao cấp và khu biệt thự chất lượng cao nên thị trường kinh doanh bất động sản sẽ rất có tiềm năng.

Theo quyết định phê duyệt định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, diện tích nhà bình quân đầu người phải đạt mức 15m2 sàn vào năm 2010 và 20 m2 vào năm 2020, chất lượng nhà ở phải đạt tiêu chuẩn quốc gia. Quyết định cũng khuyến khích phát triển nhà ở trong căn hộ chung cư cao tầng để tăng nhanh quỹ nhà ở, tiết kiệm đất đai, tạo diện mạo và cuộc sống văn minh đô thị.

Cùng với sự hình thành các khu vực dân cư mới trong những năm gần đây sẽ tạo ra cơ hội kinh doanh cho các công ty như ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ, các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, nhà hàng sang trọng và sẽ kéo theo nhu cầu thuê văn phòng của các công ty, doanh nghiệp trong khu vực dân cư mới này.

Trong những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp mới thành lập ngày càng tăng, nhu cầu thuê mặt bằng hoạt động giao dịch cũng theo đó tăng lên. Mặt khác nhiều doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng qui mô hoạt động, chuyển đổi văn phòng sang những toà nhà cao cấp để nâng cao hình ảnh, vị thế của doanh nghiệp.

Đầu tư xây dựng là lĩnh vực có mối quan hệ thuận chiều với tốc độ đô thị hoá của cả nước. Theo nghiên cứu của Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam được dự báo như sau:

Biểu đồ 1: Tỷ lệ đô thị hóa (dân số đô thị/dân số cả nước) của Việt Nam

Nguồn: PGS – TS Lưu Đức Hải, Viện trưởng Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng; Chiến lược phát triển thành phố: Từ tầm nhìn tới tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo; Phiên họp toàn thể II: phát triển đô thị ở Việt Nam, KTS. Trần Ngọc Chính, Vụ trưởng Vụ Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng, Bộ Xây dựng, Số liệu 2010 và 2020 là dự báo.

Do vậy, các công ty hoạt động kinh doanh trong mảng phát triển nhà ở - văn phòng đô thị, cụ thể là nhận thầu xây dựng, đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà ở, khu dân cư, văn phòng cho thuê đang rất có tiềm năng phát triển. Đây là cũng là lĩnh vực kinh doanh có nhiều triển vọng trong những năm tới và phù hợp với định hướng phát triển và chính sách của nhà nước.

8.3. Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của Công ty với định hướng của ngành, chính sách của Nhà nước, và xu thế chung trên thế giới.

Với thương hiệu Vinaconex đã được nhiều thế hệ cán bộ công nhân viên nỗ lực phấn đấu xây dựng trong nhiều năm, cùng với bề dầy kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, liên tục đổi mới công nghệ, áp dụng các phương pháp thi công tiên tiến trên thế giới, đầu tư nâng cao năng lực xây dựng và không ngừng hoàn thiện công tác quản trị doanh nghiệp, Vinaconex 25 sẽ trở thành một trong các công ty có đầy đủ tiềm lực để cạnh tranh lành mạnh với các công ty trong và ngoài nước khác trong ngành về lĩnh vực xây dựng, đầu tư kinh doanh khu đô thị, nhà ở, văn phòng cao cấp.

Cùng với việc duy trì, củng cố lĩnh vực kinh doanh có nhiều kinh nghiệm là xây lắp, phát triển lĩnh vực vật liệu xây dựng để chủ động nguyồn nguyên liệu, những năm sắp tới Công ty sẽ mở rộng lĩnh vực kinh doanh khu đô thị, nhà ở, văn phòng cho thuê… Với quỹ đất của các dự án có nhiều tiềm năng, kinh nghiệm và sự thành công trong đầu tư kinh doanh dự án trong những năm vừa qua, định hướng phát triển của Công ty là thích hợp, khả thi, khai thác được các thế mạnh vốn có và tiềm năng của Vinaconex 25, các lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng, xây lắp và dự án sẽ bổ trợ cho nhau tạo cho Công ty sự chủ động và sức mạnh, lợi thế trong cạnh tranh. Định hướng này phù hợp với định hướng phát triển nhà ở của Chính phủ, phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế đang tăng trưởng trong nhiều năm sắp tới.

Một phần của tài liệu BẢN CÁO BẠCH CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25 (Trang 55 - 57)