Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo máy lạnh hấp thụ NH3 h2o công suất nhỏ loại liên tục sử dụng nhiệt thải để sản xuất nước đá (Trang 27 - 29)

Tại Việt Nam hiện nay, các nghiên cứu về máy lạnh hấp thụ đang được quan tâm nghiên cứu chủ yếu là hệ thống lạnh nước-lithium bromide cho ứng dụng điều hòa không khí và hệ thống lạnh NH3-H2O cho ứng dụng làm lạnh. Việc nghiên cứu về máy lạnh hấp thụ cho mục đích điều hòa không khí vẫn còn hạn chế, nguồn nhiệt cấp thường là năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, bộ thu năng lượng mặt trời có giá thành cao, hơn nữa diện tích lắp đặt bộ thu rất lớn.

Hệ thống lạnh NH3-H2O cho ứng dụng làm nước đá được đánh giá là khả thi nhưng việc nghiên cứu hệ thống này còn rất hạn chế. Đặc biệt, sự truyền nhiệt và truyền chất kết hợp tại bình hấp thụ là phức tạp nhất trong chế độ vận hành của hệ thống nhưng hiện chưa có nhà khoa học nào tập trung nghiên cứu về đặc tính của phản ứng hấp thụ để trả lời các vướng mắt về tốc độ hấp thụ, khối lượng hấp thụ, sự cân bằng cũng như các thông số điều khiển quá trình hấp thụ.

Trong những năm gần đây đã có những nghiên cứu lý thuyết về ứng dụng năng lượng mặt trời để điều hòa không khí và làm nước đá như:

Nhóm nghiên cứu Lê Chí Hiệp và Võ Kiến Quốc [26], Trường đại học bách khoa TP.HCM nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm máy lạnh hấp thụ NH3–H2O, loại gián đoạn cấp nhiệt bằng collector mặt trời dạng ống-cánh, trong điều kiện thời tiết của TP.HCM để sản xuất nước đá. Kết quả cho thấy có thể sản xuất trung bình khoảng 1,6 đến 2,5kg đá/m2

collector/ngày. Việc mô phỏng hệ thống cũng đã được các tác giả thực hiện nhằm khảo sát tốc độ diễn ra của các quá trình, đồng thời có thể dự đoán được sản lượng nước đá theo từng vùng thời tiết khác nhau ở các thời điểm khác nhau trong năm.

Nhóm nghiên cứu Lê Chí Hiệp, Hoàng An Quốc [27] đã trình bày phương pháp tính bộ thu năng lượng mặt trời, mô hình toán của bộ thu năng lượng mặt trời kiểu ống nhiệt và xây dựng công thức tính toán các thông số đặc trưng kiểu ống nhiệt tấm phẳng và ống nhiệt chân

7

không. Chế tạo 05 bộ thu năng lượng mặt trời kiểu ống nhiệt và tiến hành xác định các thông số đặc trưng của nó. Xác định được tỷ số F/Q (diện tích bộ thu trên năng suất lạnh của máy lạnh hấp thụ) phù hợp với điều kiện khí hậu ở phía nam Việt Nam, xác định được tỷ số nhiệt STR của hệ thống và sơ đồ phối hợp nguồn nhiệt hỗ trợ. Đưa ra tỷ số năng lượng mặt

trời của bộ thu kiểu ống nhiệt tấm phẳng là . Ở điều kiện

nhiệt độ tối thiểu theo yêu cầu của máy lạnh hấp thụ 75oC thì hiệu suất bộ thu ống nhiệt chân không là 50 đến 55% và bộ thu ống nhiệt tấm phẳng là 30 đến 35%. Trong điều kiện cường độ bức xạ mặt trời ở miền nam Việt Nam (700 đến 900W/m2) thì cứ 1 m2 ống nhiệt chân không có thể cấp nhiệt cho máy lạnh hấp thụ có năng suất từ 0,2 đến 0,4kW và từ 0,1 đến 0,2kW đối với bộ thu ống nhiệt tấm phẳng. Nếu sử dụng bộ thu ống nhiệt tấm phẳng để cấp nhiệt ở nhiệt độ tối thiểu 75oC thì cần cấp nhiệt bổ xung cho hệ thống (điện năng) từ 52 đến 60%.

Nhóm nghiên cứu Trần Thanh Kỳ [28] nghiên cứu lựa chọn qui trình công nghệ, thiết kế chế tạo một số thiết bị nhiệt lạnh sử dụng nguồn năng lượng rẻ tiền tại địa phương để phục vụ sản xuất và đời sống. Mục tiêu chủ yếu của đề tài là nghiên cứu chế tạo máy lạnh hấp thụ sử dụng dung dịch NH3 (không sử dụng điện) để sản xuất nước đá. Đồng thời đề tài cũng nghiên cứu chế tạo một loại lò hơi ống nước có năng suất nhỏ có thể sử dụng các loại nhiên liệu rẻ tiền tại địa phương như than cám, trấu, mùn cưa,… để cung cấp nhiệt cho máy lạnh hấp thụ. Vấn đề vận hành máy lạnh hấp thụ một cách ổn định và kinh tế vẫn còn là tồn tại của đề tài cần phải được tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu một cách sâu sắc.

Nhóm nghiên cứu Nguyễn Thành Văn, Trần Văn Vang [88] nghiên cứu thiết kế chế tạo máy lạnh hấp thụ điều hòa không khí sử dụng năng lượng mặt trời.

Nhóm nghiên cứu Đặng Trần Thọ [89] nghiên cứu thiết kế chế tạo mô hình thực nghiệm máy lạnh hấp thụ NH3-H2O sử dụng năng lượng mặt trời và nhiệt thải trong điều kiện có rung lắc.

Từ các nghiên cứu, thực nghiệm, và các dự án về làm lạnh hấp thụ. Việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của các bộ trao đổi nhiệt tạo nên máy lạnh hấp thụ và nguồn nhiệt cấp có thể đáp ứng cấp nhiệt cho máy lạnh hấp thụ làm cơ sở khoa học để tính toán, thiết kế, chế tạo và vận hành hệ thống máy lạnh hấp thụ trong điều kiện Việt Nam.

8

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo máy lạnh hấp thụ NH3 h2o công suất nhỏ loại liên tục sử dụng nhiệt thải để sản xuất nước đá (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)