Meacham & Garimella [6], Sangsoo Lee và cộng sự [47]; Kwong và Jeong [48], Lee và cộng sự [49], Binglu Ruan và cộng sự [50] nhận thấy khi tăng lưu lượng dung dịch loãng sẽ làm tăng hệ số truyền nhiệt đáng kể bằng thực nghiệm. Điều này cũng được mô phỏng số trước đây bởi Meacham và Garimella [18]. Ngược lại, Goel và Groswami [19] xác định bằng thực nghiệm là khi tăng lưu lượng dung dịch loãng thì năng suất bình hấp thụ tăng hệ số truyền nhiệt vẫn duy trì không đổi. Lưu ý rằng đường kính trong của ống giải nhiệt của Goel và Groswami [19] lớn gấp đôi của Meacham và Garimella [6], lưu lượng nước giải nhiệt thì chỉ bằng khoảng một nửa. Vì thế, sự truyền nhiệt về phía nước giải nhiệt bị giới hạn [19] nên không nâng được sự truyền nhiệt tổng khi tăng lưu lượng của dung dịch.
Lưu lượng dung dịch loãng hầu như không ảnh hưởng tới hệ số truyền chất [16], [49]. Tốc độ hấp thụ quan sát được cao hơn một chút khi quá lạnh dung dịch loãng 8÷25oC [51]. Nhiệt độ lớp màng nhanh chóng đạt trạng thái cân bằng nhiệt với nhiệt độ mặt tiếp xúc do sự hấp thụ nhiệt [51] nên những thay đổi nhiệt độ lớp màng sẽ có ảnh hưởng lên quá trình hấp thụ. Sự quá lạnh dung dịch loãng sẽ làm mất cân bằng của màng dung dịch và hơi trong bình hấp thụ làm cho hiệu suất bình hấp thụ tăng [38].
Nồng độ dung dịch loãng thấp, hệ số tỏa nhiệt phía dung dịch sẽ cao hơn khi dòng hơi cùng chiều so với khi dòng hơi ngược chiều [48].
Ở phần này, lưu lượng dung dịch loãng vào bình hấp thụ được khảo sát theo các giá trị [0,001; 0,005; 0,008; 0,0113; 0,0146; 0,03] [kg/(m.s)] để tìm lưu lượng phân phối dung dịch tối ưu theo năng suất lạnh. Nồng độ, và nhiệt độ dung dịch loãng phụ thuộc vào chế độ vận hành của hệ thống.
20