Những đóng góp khoa học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo máy lạnh hấp thụ NH3 h2o công suất nhỏ loại liên tục sử dụng nhiệt thải để sản xuất nước đá (Trang 101 - 103)

Đề tài có những đóng góp khoa học sau:

1. Chế tạo được máy lạnh hấp thụ NH3-H2O một cấp hoàn chỉnh theo điều kiện công nghệ tại Việt Nam và hoạt động ổn định phục vụ sản xuất nước đá.

2. Xác định được các ảnh hưởng của nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh, nhiệt độ ngưng tụ của môi chất lạnh, và nhiệt độ hấp thụ dung dịch ra khỏi bình hấp thụ đến COP của máy lạnh hấp thụ.

3. Thiết lập được mối tương quan của nhiệt độ sinh hơi tối ưu theo nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh trong bộ bay hơi, ngưng tụ của môi chất lạnh trong bình ngưng tụ, hấp thụ của dung dịch ra khỏi bình hấp thụ.

4. Xác định được ảnh hưởng của lưu lượng dung dịch, ảnh hưởng của nhiệt độ nước giải nhiệt và ảnh hưởng của nồng độ dung dịch đến hệ số truyền nhiệt và hệ số truyền chất.

7.2 Kết luận

1. Chương trình mô phỏng máy lạnh hấp thụ được khẳng định là phù hợp với mô hình thực về mặt thiết kế và vận hành. Các thông số đo đạc tại các điểm nút được đưa vào chương trình mô phỏng để xác định hiệu suất của máy lạnh hấp thụ COP và hiệu suất làm lạnh nước muối COPu để chỉ ra chế độ vận hành phù hợp nhất cho mục đích sản xuất nước đá.

2. Theo các thí nghiệm, nhiệt độ giới hạn của nước muối đạt khoảng -18°C và lưu lượng dung dịch loãng từ bình phát sinh vào bình hấp thụ V8 = 0,78l/p và hơi từ bộ bay hơi vào bình hấp thụ V13 = 77,75l/p phải vừa đủ theo năng suất cấp nhiệt từ bình phát sinh Qg = 3,76kW. Chế độ phù hợp nhất để sản xuất nước đá là ở thí nghiệm 10 có hệ số hiệu quả máy COP = 0,436 và hiệu suất làm nước đá COPu = 0,262; nhiệt độ trung bình của hơi ra khỏi bình phát sinh khoảng t5 =116,5°C

3. Trong phạm vi (-20oC < te < -5oC, 28oC < tc < 36oC, 28oC < ta < 36oC), COP của hệ thống giảm 1,1% khi nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh giảm 1oC. COP của hệ thống

81

tăng 0,63% và 0,44% khi lần lượt nhiệt độ ngưng tụ của môi chất giảm 1oC và nhiệt độ hấp thụ dung dịch ra khỏi bình hấp thụ giảm 1oC.

4. Mối tương quan của nhiệt độ sinh hơi tối ưu theo nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh trong bộ bay hơi, ngưng tụ của môi chất lạnh trong bình ngưng tụ, hấp thụ của dung dịch ra khỏi bình hấp thụ, sinh hơi của dung dịch trong bình sinh hơi lần lượt là (- 20oC < te < -10oC, 30oC < tc < 35oC, 30oC < ta < 38oC, 95oC < tg < 125oC) theo mối quan hệ (6.1) và (6.2).

5. Khi tăng lưu lượng dung dịch loãng sẽ làm tăng hệ số truyền nhiệt đáng kể, hệ số truyền chất tăng nhẹ. Mật độ phân phối dung dịch giảm 1% thì hệ số truyền nhiệt giảm 0,56%, hệ số truyền chất giảm 3,27%.

6. Nhiệt độ nước giải nhiệt giảm thì nồng độ trung bình lớp màng ra khỏi ống tăng, nhiệt độ trung bình lớp màng ra khỏi ống giảm. Nhiệt độ nước giải nhiệt giảm 1 oC

thì hệ số truyền nhiệt tăng ít 0,95%, hệ số truyền chất tăng khá 3,7%.

7. Khi giảm nồng độ dung dịch loãng sẽ làm tăng hệ số truyền nhiệt và hệ số truyền chất tăng mạnh. Nồng độ dung dịch giảm 1% thì hệ số truyền nhiệt tăng 1,46%, hệ số truyền chất tăng 1,39%. Bảng 7.1 Các ảnh hưởng đến COP Biến COP te giảm 1oC giảm 1,1 % tc giảm 1oC tăng 0,63% ta giảm 1oC tăng 0,44% Bảng 7.2 Các ảnh hưởng đến k và hm Biến k [W/(m2.K)] hm (m/s)

Г giảm 1% giảm 0,56% giảm 3,27%

tw giảm 1oC tăng 0,95% tăng 3,7%

82

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo máy lạnh hấp thụ NH3 h2o công suất nhỏ loại liên tục sử dụng nhiệt thải để sản xuất nước đá (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)