AN TOÀN LAO ĐỘNG – PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY, VỆ SINH THIẾT BỊ

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất rượu shochu trắng năng suất 3 triệu lít trên năm (Trang 102 - 104)

T: Thời gian sử dụng tối đa, h Với T = k 1 * k2 * k

AN TOÀN LAO ĐỘNG – PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY, VỆ SINH THIẾT BỊ

THIẾT BỊ

9.1. An toàn lao động

9.1.1. Chống khí độc

Khí độc trong nhà máy chủ yếu là CO2 thoát ra do quá trình

lên men.

Cách khắc phục:

 Thiết kế hệ thống thu hồi khí CO2, nếu hiệu suất thu hồi là

100%, ta có thể tăng thu nhập cho nhà máy.

 Khi sửa chữa các tank lên men do tỉ trọng của CO2 lớn hơn

không khí nên nó lắng xuống, điều này có thể gây ngạt cho công nhân. Cần kiểm tra kỹ các đường ống và thiết bị.

 Công nhân cần trang bị khẩu trang, găng tay.

 Các máy móc, thiết bị khi sử dụng thường có nhiều bụi

khói thì phải thường xuyên lâu chùi, vệ sinh định kỳ. 9.1.2. Chống ồn và chống rung

Do hoạt động của các máy nén, máy bơm…phát ra những âm thanh và tiếng động khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động như: mệt mỏi, tăng huyết áp, làm việc kém tập trung, ảnh hưởng đến thính giác.

Cách khắc phục:

 Thường xuyên tra dầu mỡ vào các máy móc, phát điện và

kịp thời sửa chữa các bộ phận cũ, mòn.

 Giảm rung bằng cách lắm ráp chính xác thiết bị, cách ly

các móng máy với sàn, dưới bệ máy có lót các tấm đàn hồi hay bộ phận chống xóc, có thể gắn các lò xo giảm rung cho thiết bị. 9.1.3. An toàn cho thiết bị chịu áp

Các thiết bị chịu áp trong nhà máy như lò hơi, máy nén… Nếu có sự cố xảy ra sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng

Cách khắc phục:

Tất cả các khu vực này đều có bảng nội quy vận hành và

an toàn. Thường xuyên kiểm tra độ chín cảu thiết bị chịu áp, kiểm tra van an toàn, đồng hồ đo áp lực. Nếu có bị hư hại thì phải sửa chữa hay thay mới.

9.1.4. An toàn sử dụng điện

Để đảm bảo an toàn cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Công nhân phải thực hiện tuyệt đối nội quy an toàn về

điện.

Cách điện các bộ phận mang điện.

Trạm biến áp phải có hàng rào bao quanh.

Bố trí đường dây xa tầm tay hay đường đi lại của công

nhân trong phân xưởng, bố trí cầu dao điện hợp lý để ngắt kịp thời khi có sự cố.

Tránh bố trí đường dây điện đi ngang qua khu vực ẩm ướt.

Nối đất để cách điện.

9.1.5.An toàn khi sử dụng máy móc

Người công nhân đứng máy cần hiểu rõ nguyên tắc vận hành của máy móc để tránh các sự cố làm hỏng thiết bị và tai nạn lao động.

Cần nắm vững các đặc điểm của các hóa chất đem đi sử dụng, dự kiến các tình huống có thể xảy ra, đề ra các phương pháp phòng ngừa và xử lý sự cố.

9.1.7.Công tác cụ thể về an toàn lao động của các cán bộ trong nhà máy

9.1.7.1. Công tắc tổ chức

Ban giám đốc và tổ trưởng các phân xưởng thường xuyên nhắc nhở các công nhân làm việc cẩn thận, chú ý đề phòng tai nạn có thể xảy ra.

Khi làm việc phải có thiết bị bảo hộ lao động đúng yêu cầu. Công nhân tuyệt đối thực hiện đúng nội quy an toàn lao động.

Ban lãnh đạo phải thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, đồng thời quỹ bảo hiểm xã hội cũng phải được quan tâm.

9.1.7.2. Kiểm tra sức khỏe

Khám sức khỏe định kỳ cho công nhân 6 tháng/lần. Ở các phân xưởng xấu, vận chuyển, bốc xếp chú ý đến chế độ bồi dưỡng, vì đây là những khâu nặng nhọc, phức tạp.

9.1.7.3. Bố trí lao động

Phải phù hợp với công nhân về sức khỏe, tay nghề, trình độ để đảm bảo năng suất cho nhà máy.

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất rượu shochu trắng năng suất 3 triệu lít trên năm (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w