3. Quan hệ kinh tế của hai nước:
3.4. Hoạt động Tài chính:
3.4.1. AIIB – Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạng tầng châu Á
Gọi tắt AIIB
Thành lập 4 tháng 10 năm 2014 (Ban thư ký đa phương lâm thời)
25 tháng 12 năm 2015
Loại hình Tổ chức khu vực
Tình trạng pháp lý Đang thi hành
Mục đính Hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (chính)
Trụ sở chính Bắc Kinh, Trung Quốc
Khu vực phục vụ châu Á, kể cả châu Đại Dương
Thành viên 1 thành viên sáng lập
57 Thành viên sáng lập dự kiến
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Anh
Tổng thư ký Kim Lập Quần (Ban thư ký đa phương lâm thời để thành lập AIIB)
Cơ quan chính Ban thư ký
đa phương lâm thời
Ban giám đốc
Trang web www.aiibank.org
3.4.1.1. KHÁI QUÁT VỀ AIIB
3.4.1.1.1. Nguyên nhân thành lập:
Do sự không hài lòng của Trung Quốc về ưu thế của Hoa Kỳ trong quỹ IMF, mà theo Trung Quốc không công bằng về sự phân chia quyền lực toàn cầu.Vì Hoa Kỳ từ chối,
không chịu thay đổi về tỷ lệ lá phiếu, Trung Quốc bắt đầu từ năm 2013 bỏ ra những nỗ lực để hình thành nhà băng này.
3.4.1.1.2. Mục tiêu
Hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương Tăng cường kết nối và thúc đẩy tiến trình nhất thể hóa trong khu vực Cải thiện môi trường đầu tư tại các nước đang phát triển ở châu Á
Tạo thêm nhiều việc làm, đóng góp tích cực cho việc chấn hưng kinh tế châu Á và thế giới.
3.4.1.1.3. Cam kết từ Trung Quốc
Trung Quốc nhiều lần cam kết AIIB sẽ là đối tác của WB và ADB, đồng thời khẳng định sẽ tránh tình trạng quan liêu ở AIIB. AIIB sẽ thuê “những người có đạo đức, chuyên môn và đam mê”, nhưng không cung cấp một “bát cơm sắt” – cụm từ mà người Trung Quốc dùng để ám chỉ một việc làm ổn định, đem lại thu nhập. Trong lễ thành lập, AIIB công bố 23 vị trí nhân sự trên trang web, gồm các chuyên gia cao cấp trong ngành ngân hàng, đầu tư, phát triển xã hội, mua sắm và quản lý ngân quỹ. Ứng viên cho vị trí chuyên viên đầu tư cần tối thiểu từ 8 đến 10 năm kinh nghiệm và phải sẵn sàng “dành nhiều thời gian công tác, thường là các nơi xa”. AIIB đã được xác định nhổ tận gốc tệ quan liêu.
3.4.1.2. VIỆT NAM VÀ AIIB
AIIB có vai trò tích cực trong việc giải quyết “cơn khát CSHT” của khu vực khi ADB và Ngân hàng Thế giới đều chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu khổng lồ này.
Việc Việt Nam tham gia làm thành viên sáng lập của AIIB là phù hợp với chủ trương, đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước về việc Việt Nam chủ động, tích cực và có trách nhiệm trong hội nhập kinh tế quốc tế, bổ sung được một nguồn quan trọng để thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng của đất nước.
Tuy nhiên, khi tham gia vào các dự án CSHT khu vực do Trung Quốc dẫn dắt hoặc cấp vốn, Việt Nam cần tính tới các hệ quả đa chiều.
3.4.1.2.1. Thách thức
- Thứ nhất, AIIB là công cụ đầu tiên để Trung Quốc hiện thực hóa chiến lược “Một vành đai, một con đường”. Theo đó, những quốc gia “không được lòng” Trung Quốc sẽ như Việt Nam sẽ cân bằng thế nào giữa lợi ích của mình với mục đích của Trung Quốc?
- Thứ hai, sự hình thành của các đòn bẩy CSHT có tác động tiêu cực Việt Nam nếu Việt Nam không có các kết nối khu vực hợp lý. Việc hình thành mạng lưới CSHT Đông Nam Á kết nối với Nam Á và với Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc) có thể thúc đẩy sự phát triển của Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia nhưng làm suy giảm lợi thế của Việt Nam. Khi CSHT cứng định hình và Việt Nam không kết nối được với hệ thống CSHT của khu vực, lợi thế của toàn bộ mạng lưới CSHT cứng trong nước của Việt Nam sẽ suy giảm. Các trục CHST đang được đầu tư với số vốn lớn, như cao tốc Bắc - Nam, hệ thống cảng biển nằm dọc hầu như tất cả các tỉnh sẽ chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa. Các cảng biển Việt Nam có ưu thế lớn, trong đó có cảng Sài Gòn nằm trong hải trình quốc tế, nhưng hiệu quả quản lý kém, chi phí đắt đỏ, hệ thống logistic thiếu hụt khiến các cảng này không thu hút được hàng hóa từ vùng “hậu cần” là Đông Nam Á lục địa rộng lớn. Hàng hóa từ Lào, Campuchia đang xuất khẩu thông qua các cảng của Thái Lan.
- Vì vậy, song song với việc quy hoạch CSHT, việc quy hoạch chính sách ngành cũng rất cần thiết. Một hệ thống CSHT hiệu quả cuối cùng phải thực sự là hệ thống lan tỏa về công nghệ và tri thức.
3.4.1.2.2. Cơ hội:
- Tham gia AIIB với tư cách là cổ đông sáng lập, Việt Nam có thêm nhiều quyền ưu đãi, bao gồm quyền tham gia việc hoạch định và xây dựng chính sách của ngân hàng này ngay từ đầu và trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng
-> thể hiện được tiếng nói của Việt Nam trong ngân hàng này.
- Với số vốn được phân bổ, Việt Nam cũng có điều kiện để tham gia các vị trí điều hành của Ngân hàng, như Giám đốc điều hành, Giám đốc điều hành phụ khuyết trong
thời gian tới.
=> Thông qua việc trực tiếp tham gia điều hành ngân hàng như vậy, vai trò và vị thế của Việt Nam tại Ngân hàng cũng được nâng cao. Như vậy, việc tham gia AIIB vừa mang lại những cơ hội lớn để Việt Nam phát huy vai trò, vị thế của mình, nhưng cũng có những thách thức đòi hỏi phải cố gắng vươn lên để đáp ứng yêu cầu trong thời gian sắp tới
3.4.2. Trung Quốc quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ
-Việc Trung Quốc quốc tế hóa đồng NDT tác động lên Nhà nước và thị trường Việt Nam:
Đối với thị trường tài chính:
Tác động đến nợ nước ngoài của VN vì nợ theo đồng tiền SDR chiếm khoảng 25% tổng nợ.
Thị trường chứng khoán Việt Nam thì có thể chưa tác động nhiều vì đầu tư của TQ vào nước ta cũng không quá lớn, ở mức khoảng 6-7 tỉ USD
Khi NDT được đưa vào giỏ tiền tệ quốc tế, NDT sẽ tăng giá. Chính phủ Trung Quốc không để tiền tăng giá do lo ngại ảnh hưởng đến xuất khẩu trong bối cảnh kinh tế nước này có chiều hướng đi xuống => Trung Quốc điều chỉnh chính sách tỷ giá linh hoạt hơn => tác động đến tỷ giá của Việt Nam.
Đối với các nhà xuất khẩu, nhập khẩu:
Giảm nhẹ rủi ro tỷ giá, tổn phí chuyển đổi sang đồng tiền thứ 3 (chi phí giao dịch) và rủi ro thanh khoản;
Giảm rủi ro sai lệch tiền tệ và sai lệch kỳ hạn.
Đối với các lực lượng tham gia thị trường tài chính, việc khu vực tư nhân/doanh nghiệp có thể cất trữ, vay hoặc gửi tiền bằng NDT giúp giảm phụ thuộc qua mức vào USD
Một rổ cơ cấu ngoại tệ hợp lý hơn, với sự gia tăng đồng nhân dân tệ cũng giúp NHNN giảm nhẹ rủi ro ngoại hối, giảm áp lực, căng thẳng thường có trên thị trường USD.
Khi NDT đượpc quốc tế hóa, nó sẽ mạnh lên, Việt Nam nhập siêu nhiều nên sẽ càng “thiệt thòi”. Bởi lẽ đồng nhân dân tệ mạnh lên, tức là Việt Nam nhập nguyên liệu đầu vào với giá càng cao. Thâm hụt thương mại Việt Nam-TQ vốn đã lớn càng lớn thêm.
3.4.3. Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ
-Việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ (NDT) khiến cho hàng hóa Việt Nam trở nên đắt hơn tại Trung Quốc, sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại Trung Quốc giảm. Hàng hóa từ Trung Quốc vốn đã rẻ càng trở nên rẻ hơn và cạnh tranh quyết liệt với hàng hóa ở Việt Nam.
-Với các hợp đồng xuất khẩu chính ngạch thanh toán bằng đồng USD, doanh nghiệp (DN) Trung Quốc sẽ phải thêm gần 2% để trả cho một đơn hàng với giá như cũ. Như vậy, khách hàng nhập khẩu sẽ phải tăng giá bán hoặc tìm cách giảm giá mua xuống để bù cho chi phí này. Các nhà xuất khẩu Việt Nam, do đó muốn giữ đầu ra tại thị trường Trung Quốc sẽ bắt buộc phải giảm giá. Sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Trung Quốc sẽ bị giảm sút rõ rệt và không chỉ dừng lại ở đây.
-Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là máy tính, đồ điện tử và linh kiện, sợi, dầu thô, gạo, sắn, … đều khá nhạy cảm về giá và các nhà sản xuất trong nước phải điều chỉnh giá để duy trì sản lượng xuất khẩu. Việc phá giá đồng NDT sẽ tác động gián tiếp đến xuất khẩu hàng dệt may, sản phẩm công nghệ thông tin và thủy sản của Việt Nam trên thị trường toàn cầu.
-Tuy nhiên, một số ngành gia công xuất khẩu có thể được hưởng lợi do giá nguyên vật liệu đầu vào giảm như dệt may, da giầy hoặc giá nhập giảm như kinh doanh xe tải.
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường EU và Mỹ sẽ không bị tác động nhiều. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu sang các nước châu Á sẽ gặp nhiều bất lợi vì không chỉ Trung Quốc, các nước châu Á khác cũng có thể buộc phải phá giá đồng tiền của nước mình để duy trì lợi thế cho hàng hóa nội địa. Do đó, hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường châu Á sẽ kém cạnh tranh hơn và dẫn tới xuất khẩu có thể bị giảm sút.
3.5. Việt Nam ảnh hưởng gì trước thay đổi kinh tế Trung Quốc?
Sự điều chỉnh của kinh tế Trung Quốc có ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. Mới đây, Báo cáo bổ sung giải trình dự thảo kế hoạch 5 năm 2016- 2020 và kế hoạch 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chỉ ra cụ thể những điều này.
Cơ hội trước dòng vốn FDI dịch chuyển
Theo Bộ KH-ĐT, những thay đổi lớn của nền kinh tế Trung Quốc thời gian qua, như: sự phá giá đồng Nhân dân tệ và sự suy giảm tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc đã có tác động nhất định đến nền kinh tế nước ta.
Về tác động tích cực, việc đồng Nhân dân tệ mất giá có làm giảm chi phí đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc, nhờ đó sản xuất trong nước có điều kiện hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế.
Báo cáo chỉ ra, giá cả các mặt hàng cơ bản trên thị trường thế giới sẽ giảm do nhu cầu từ Trung Quốc yếu đi sẽ tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào sản xuất của Việt Nam. Bên cạnh đó, kinh tế Trung Quốc suy giảm sẽ khiến cho các nhà đầu tư tư nước ngoài đánh giá lại cơ hội đầu tư và chuyển hướng sang các thị trường có tiềm năng tăng trưởng cao hơn như Việt Nam.
Theo đó, dòng vốn FDI đã vào Trung Quốc cũng có thể sẽ dịch chuyển sang Việt Nam để tận dụng tiềm năng tăng trưởng cao, giá nhân công rẻ hơn và nhiều cơ hôi đang mở ra trước mắt khi Việt Nam chuẩn bị ký kết hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Báo cáo cũng nêu rõ, dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam cũng có thể có ảnh hưởng tích cực từ diễn biến trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Những biến động của thị trường chứng khoán Trung Quốc mới đây có thể dẫn đến sự chuyển đổi danh mục đầu tư của các nhà đầu tư Trung Quốc và các nhà đầu tư quốc tế trên thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Theo đó, một phần dòng vốn đầu tư tại thị trường chứng khoán Trung Quốc có thể chuyển hướng sang các thị trường chứng khoán khác, trong đó có Việt Nam.
Lo ngại nhập siêu
Bên cạnh những tác động tích cực thì nhiều tác động mang tính tiêu cực từ sự thay đổi kinh tế Trung Quốc cũng sẽ gây khó khăn cho kinh tế Việt Nam.
Báo cáo cho hay, kinh tế Trung Quốc suy giảm sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa vào Trung Quốc giảm, xuất khẩu của nước ta sang Trung Quốc sẽ khó khăn hơn. Trong khi đó, hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là các mặt hàng nông sản và nguyên liệu khoáng sản.
“Đây là một bất lợi lớn đối với hàng hóa của Việt Nam, nhất là mặt hàng nông sản do mặt hàng này khó chuyển dịch thị trường nếu không xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Do đó sẽ tác động tiêu cực tới ngành nông nghiệp và thu nhập của nông dân” – Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.
Ngoài ra, Bộ Kế hoạch – Đầu tư lo ngại khi đồng Nhân dân tệ phá giá, nhập khẩu nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị phụ tùng phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu có khả năng sẽ tăng mạnh hơn, gây áp lực tăng nhập siêu. Lo ngại này hoàn toàn có cơ sở bởi Việt Nam nhập khẩu những mặt hàng này từ Trung Quốc khá lớn.
Chưa hết, báo cáo còn cho rằng, sự suy giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc còn có thể dẫn đến nhu cầu tiêu thụ dầu của nước này sẽ giảm mạnh. Đồng thời, tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại cũng gián tiếp tác động làm giảm tăng trưởng và thương mại toàn cầu; qua đó tạo sức ép làm giảm giá dầu thô. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến ngân sách Việt Nam.
Giải pháp để khắc phục những bất lợi này là điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, kết hợp với chính sách tài khóa, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm ổn định thị trường ngoại hối, tỷ giá, thúc đẩy xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch – Đầu tư tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu, hình thành các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu làm đầu mối cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, như: dệt may, da giày, sản phẩm nhựa, điện tử, cơ khí…
3.6. Vì sao kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc?
Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc các hàng thô, sơ chế, có giá trị gia tăng thấp và nhập khẩu các hàng thành phẩm có giá trị gia tăng cao.
Bộ Công thương phản ứng yếu ớt
TS Phạm Sỹ Thành - Giám đốc Chương trình Nghiên cứu kinh tế Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho biết trên tờ TBKTSG.
TS Phạm Sỹ Thành lý giải nguyên nhân dẫn đến việc Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc các hàng thô, sơ chế, có giá trị gia tăng thấp và nhập khẩu các hàng thành phẩm có giá trị gia tăng cao do công nghệ và sự phát triển của công nghiệp phụ trợ của Việt Nam.
TS Phạm Sỹ Thành cũng đưa ra dẫn chứng giật mình, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 30 triệu đô la Mỹ thì nhập khẩu từ quốc gia này 300 triệu đô la Mỹ mặt hàng nông sản cùng loại. "Điều này cho thấy hoạt động quản lý thị trường hoặc chính sách thương mại của Việt Nam đang có vấn đề", TS Phạm Sỹ Thành nói.
Một thực tế khác là hàng hóa Việt Nam nếu theo con đường tiểu ngạch thì do thương nhân Trung Quốc thu mua tận gốc với giá rẻ, nếu theo con đường chính ngạch thì mới chỉ thâm nhập vào các tỉnh ven biên giới như Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông mà chưa thể thâm nhập sâu vào nội địa Trung Quốc.
Trong khi đó ở Trung Quốc, công ty của Trung Quốc vào tận ruộng thu mua của nông dân với giá cao, xuất khẩu sang các nước khác.
Chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan cũng nêu quan điểm về vấn đề này. Theo đó, bà Phạm Chi Lan lý giải Việt Nam đã chậm trễ để điều chỉnh chính sách. Các nước đã hình thành, đã cạnh tranh rồi không dễ để Việt Nam bắt đầu và cạnh tranh với họ.