Hiệp Định Hợp Tác Kinh Tế Giữa Chính Phủ Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Và Chính Phủ Nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa
Địa điểm ký kết: Hà Nội
Thời gian ký kết: 02/12/1992
Các bên tham gia: Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Mục đích Nhằm phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác kinh tế - kỹ thuật giữa hai nước, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ký Hiệp định này với các điều khoản sau:
Điều 2
Hai bên khuyến khích và giúp đỡ các công ty, xí nghiệp của hai nước phát triển hợp tác kinh tế với các hình thức như sau:
1. Đấu thầu các loại công trình và hạng mục.
2. Cung cấp máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, cử chuyên gia và cung cấp dịch vụ tư vấn và kỹ thuật.
3. Tiến hành đầu tư theo luật đầu tư nước ngoài của nước kia. 4. Hợp tác gia công.
5. Hợp tác với nước thứ ba.
Điều 3
Hai Bên đồng ý yêu cầu các công ty và xí nghiệp của mình cung cấp máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư và dịch vụ kỹ thuật có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh cho các hạng mục hợp tác kinh tế hai nước Việt - Trung.
Hai Bên đồng ý cung cấp kịp thời cho nhau thông tin về các hạng mục hợp tác kinh tế, kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty và xí nghiệp của hai nước hợp tác với nhau.
Hiệp Định Hợp Tác Kinh Tế Kỹ Thuật Giữa Chính Phủ Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Và Chính Phủ Nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa
Điều 1. Căn cứ theo nhu cầu phát triển kinh tế quốc dân của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cung cấp cho Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoản viện trợ không hoàn lại 50 triệu Nhân dân tệ.
Điều 2. Khoản viện trợ nói trên được sử dụng để xây dựng Cung hữu nghị Việt - Trung ở Hà Nội.
Hiệp Định VN-Trung Hoa Về Tránh Đánh Thuế Hai Lần Và Ngăn Ngừa Việc Trốn Lậu Thuế Đối Với Các Loại Thuế Đánh Vào Thu Nhập
Nơi ký kết Hà Nội
Ngày ký 18/10/1996
Danh sách thành viên tham gia ký kết
Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước công hòa nhân dân Trung Hoa
Mục đích Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam và chính phủ nước công hòa nhân dân trung hoa,
đãnh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập, Đã thỏa thuận dưới đây:
ĐIỀU 1
Phạm vi áp dụng
Hiệp định này được áp dụng cho các đối tượng là những đối tượng cư trú của một hoặc của cả hai Nước ký kết.
ĐIỀU 2
Các loại thuế bao gồm trong Hiệp định
1/ Hiệp định này áp dụng đối với các loại thuế do một Nước ký kết hoặc các cơ quan chính quyền cơ sở hay chính quyền địa phương của Nước đó, đánh vào thu nhập bất kể hình thức áp dụng của các loại thuế đó như thế nào. 2/ Tất cả các loại thuế thu trên tổng thu nhập, hoặc những phần của thu nhập, bao gồm cả các khoản thuế đối với lợi nhuận từ việc chuyển nhượng động sản hoặc bất động sản cũng như các loại thuế đánh trên phần trị giá tài sản tăng thêm đều được coi là thuế đánh vào thu nhập.
3/ Những loại thuế hiện hành được áp dụng trong Hiệp định này là: a. Tại Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:
i. thuế thu nhập cá nhân; ii. thuế lợi tức;
iii. thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài; (dưới đây được gọi là "thuế Việt Nam"); b. Tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa:
i. thuế thu nhập cá nhân;
ii. thuế thu nhập đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các xí nghiệp nước ngoài;
iii.thuế thu nhập địa phương;
(dưới đây được gọi là "thuế Trung Quốc").
Hiệp Định VN-Trung Hoa Về Mua Bán Hàng Hoá Ở Vùng Biên Giới
Ngày ký 19/10/1998
Danh sách thành viên tham gia ký kết
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Mục đích Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi tắt là hai bên ký kết), Trên cơ sở Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam và Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi tắt là Hiệp định tạm thời) và Hiệp định thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi tắt là Hiệp định thương
mại) ký ngày 7/11/1991,
Nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị láng giềng giữa hai nước và thúc đẩy hợp tác thương mại ở vùng biên giới giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi
Điều 1
Mua bán hàng hóa ở vùng biên giới nêu trong Hiệp định này là hoạt động mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ở vùng biên giới theo quy định của mỗi bên và của cư dân biên giới, thông qua các cửa khẩu biên giới trên bộ, chợ biên giới được hai bên thỏa thuận nhất trí mở tại sáu tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu của Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc theo quy định của Hiệp định tạm thời.
Hai bên ký kết khuyến khích, thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hóa ở vùng biên giới phát triển lành mạnh, liên tục, ổn định và có biện pháp tăng cường phối hợp chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Hiệp Định VN-Trung Hoa Về Quá Cảnh Hàng Hoá
Điều 1
Chính phủ Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa nhân dân Việt Nam đồng ý cho hàng hoá của cộng hoà nhân dân Trung Hoa gửi đi nước thứ 3 và hàng hoá của nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa đưa về từ nước thứ 3 qua lãnh thổ cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính phủ Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đồng ý cho hàng hoá của Cộng hoà XHCN Việt Nam gửi đi nước thứ 3 và hàng hoá của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đưa về từ nước thứ 3 qua lãnh thổ cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
Điều 3
Việc quá cảnh hàng hoá phải tuân thủ các quy định :
3.1. Phải được cơ quan có thẩm quyền của nước quá cảnh cho phép trên cơ sở đơn xin quá cảnh của chủ hàng nước qua cảnh cho phép.
3.2. Phải tuân thủ pháp luật hải quan của nước cho quá cảnh.
3.3. Số lượng hàng ra đúng bằng số lượng hàng vào. Trường hợp hàng bị thiếu hụt do mất mát, đổ vỡ phải được hải quan nước xảy ra sự việc xác nhận bằng văn bản.
3.4. Hàng quá cảnh phải được vận chuyển theo đúng tuyến đường , đúng cửa khẩu ,đúng thời gian quy định trong giấy phép và chịu sự giám sát của hải quan nước cho qua cảnh.
3.5. Trường hợp hàng quá cảnh cần lưu kho, lưu bãi tại nước cho quá cảnh được Hải quan của nước cho quá cảnh cho phép và chịu sự giám sát của Hải Quan nước đó. 3.6.Không được tiêu thụ hàng quá cảnh trên lãnh thổ của nước cho quá cảnh .Trường hợp đặc biệt phải được phép của Bộ Thương Mại nước cộng hoà XHCN Việt Nam nếu tiêu thụ tại Việt Nam hoặc của Bộ Mậu Dịch và Hợp tác Kinh Tế đối ngoại.
Hiệp Định VN-Trung Hoa Về Đảm Bảo Chất Lượng Hàng Hoá Xuất Nhập Khẩu Và Công Nhận Lẫn Nhau
Điều 1
Các pháp nhân có quyền kinh doanh ngoại thương (sau đây gọi tắt là "đơn vị ngoại thương") và các tổ chức hữu quan của hai bên ký kết trong quá trình
thực hiện Hiệp định này phải tuân thủ pháp luật, văn bản pháp quy, quy chế có liên quan của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
Điều 2
Hai bên ký kết uỷ quyền cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cục Kiểm nghiệm hàng hoá xuất nhập khẩu Nhà nước Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi tắt là "cơ quan được uỷ quyền của hai bên") chịu trách nhiệm tổ chức, điều phối, giám sát việc thi hành Hiệp định này.
Điều 3
Để thực hiện Hiệp định này, cơ quan được uỷ quyền của hai bên sẽ triển khai các công việc sau:
1/Căn cứ vào các quy định về kiểm nghiệm, chứng nhận theo luật định đối với hàng hoá xuất nhập khẩu của mỗi bên, bàn bạc để xác nhận danh mục hàng hoá phải kiểm tra chất lượng của mỗi bên.
2/Đối với các phòng thử nghiệm của hai bên được các tổ chức quốc tế mà hai cơ quan uỷ quyền cùng tham gia đã công nhận thì sẽ thừa nhận lẫn nhau. 3/Đối với các phòng thử nghiệm được các tổ chức quốc tế khác nhau công nhận hoặc do cơ quan được uỷ quyền của mỗi bên công nhận thì theo hướng dãan số 25 và số 58 của ISO/IEC hoặc theo tiêu chuẩn hai bên thoả thuận để công nhận lẫn nhau.
4/Thừa nhận lẫn nhau các tiêu chuẩn thử nghiệm và điều kiện kỹ thuậ của mỗi nước hoặc của quốc tế đối với việc chứng nhận hàng hoá về an toàn vệ sinh và chất lượng.
5/Thông báo cho nhau tình hình thực hiện Hiệp định này.
Hiệp Định Về Thành Lập Ủy Ban Hợp Tác Kinh Tế Thương Mại Giữa Chính Phủ Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Và Chính Phủ Nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa
Địa điểm ký kết: Hà Nội
Thời gian ký kết: 22/12/1994
Các bên tham gia: Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
thúc đẩy sự phát triển và quan hệ hợp tác kinh tế hữu nghị giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi và tôn trọng chủ quyền của nhau
Điều 1:
Hai bên ký kết thoả thuận thành lập Uỷ ban hợp tác kinh tế thương mại Việt Trung (sau đây gọi tắt là "Uỷ ban"), nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi ý kiến và hợp tác trong lĩnh vực kinh tế thương mại giữa hai nước.
Điều 2:
Nhiệm vụ chủ yếu của Uỷ ban là:
2.1 Thúc đẩy sự phát triển hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước, đồng thời tích cực đưa ra kiến nghị để phát triển sự hợp tác đó.
2. Đôn đốc và giúp đỡ việc thực hiện các thoả thuận có liên quan trong lĩnh vực hợp tác kinh tế thương mại mà hai nước đã ký kết, nghiên cứu và thúc đẩy giải quyết các vấn đề này nảy sinh trong quá trình thực hiện các thoả thuận đó.
3. Cùng nhau tìm kiếm những khả năng hợp tác đa dạng trong lĩnh vực kinh tế thương mại giữa hai nước.
Điều 3:
3.1 Uỷ ban gồm có phân ban Việt Nam và phân ban Trung Quốc, mỗi phân ban có một chủ tịch và một thư ký;
3.2 Chủ tịch phân ban của hai bên thông báo cho nhau các thành viên và những thay đổi của thành viên phân ban nước mình.
3.3 Công việc hàng ngày của Uỷ ban do thư ký của hai bên giải quyết.
Hiệp Định Giữa Chính Phủ Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Và Chính Phủ Nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa Về Khuyến Khích và Bảo Hộ Đầu Tư
Địa điểm ký kết: Hà Nội Thời gian ký kết: 02/12/1992
Các bên tham gia: Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Mục đích Khuyến khích, bảo hộ và tạo những điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư của các nhà đầu tư của một Bên ký kết trên lãnh thổ của Bên ký kết kia trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi, nhằm mục đích phát triển sự hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia
Điều 1
Với mục đích của Hiệp định này:
1. Thuật ngữ "Đầu tư" nghĩa là mọi loại tài sản được đầu tư bởi các nhà đầu tư của một Bên ký kết trên lãnh thổ Bên ký kết kia phù hợp với luật và quy định của Bên ký kết đó, bao gồm chủ yếu:
a. Sở hữu động sản và bất động sản và các quyền sở hữu tài sản khác; b. Các cổ phần của công ty hay các lợi ích khác của công ty đó; c. Khiếu nại về tiền hoặc về bất kỳ sự thực hiện nào có giá trị kinh tế; d. Bản quyền, quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết và quy trình công nghệ;
e. Các tô nhượng theo luật, bao gồm tô nhượng về thăm dò hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên.
2. Thuật ngữ "Nhà đầu tư" nghĩa là:
Về phía Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:
a. Bất kỳ thể nhân nào là công dân của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phù hợp với luật của nước này;
b. Bất kỳ pháp nhân nào được thành lập theo luật và có trụ sở trên lãnh thổ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Về phía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa:
a. Các thể nhân có quốc tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
b. Các thực thể kinh tế được thành lập theo luật của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và có trụ sở trên lãnh thổ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
3. Thuật ngữ "Thu nhập" nghĩa là những khoản sinh lợi từ các đầu tư, như lợi nhuận, lãi cổ phần, lãi, tiền bản quyền hoặc thu nhập hợp pháp khác.
Điều 2
1. Mỗi Bên ký kết sẽ khuyến khích các nhà đầu tư của Bên ký kết kia đầu tư trên lãnh thổ của mình và chấp nhận những đầu tư đó phù hợp với luật và quy định của mình.
2. Mỗi Bên ký kết sẽ giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để làm visa và cấp Giấy phép hoạt động cho công dân của Bên ký kết kia trên lãnh thổ của mình đối với những hoạt động liên quan đến đầu tư đó.
Hiệp Định Thanh Toán Về Hợp Tác Giữa Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Và Ngân Hàng Nhân Dân Trung Quốc Nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa
Hiệp định thương mại tự do ASEAN- Trung Quốc (ACFTA)
Nội dung:
Nội dung cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam trong khuôn khổ Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) được điều chỉnh bởi Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc được các nhà lãnh đạo Thượng đỉnh ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4/11/2002 tại Campuchia (gọi tắt là Hiệp định Khung), Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN-Trung Quốc được ký kết ngày 29/11/2004 tại Lào, tiếp đó Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam-Trung Quốc ký ngày 18/7/2005 tại Trung Quốc (MOU). Hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2006.
Việt Nam cam kết cắt giảm thuế quan trong ACFTA :
Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan của 90% số dòng thuế trong vòng 10 năm, linh hoạt đến lộ trình cuối cùng vào năm 2018. Số dòng thuế còn lại Việt Nam cam kết cắt giảm về từ 5% đến 50% vào cuối lộ trình là năm 2020. Để thực hiện cam kết của Việt
Nam, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 166/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) giai đoạn 2015-2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015.
Từ 1/1/2015, Việt Nam cắt giảm thêm 3691 dòng thuế xuống 0% so với năm 2014