Vì sao kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc?

Một phần của tài liệu TRUNG QUỐC VÀ MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VỚI VIỆT NAM (Trang 31 - 33)

3. Quan hệ kinh tế của hai nước:

3.6.Vì sao kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc?

Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc các hàng thô, sơ chế, có giá trị gia tăng thấp và nhập khẩu các hàng thành phẩm có giá trị gia tăng cao.

Bộ Công thương phản ứng yếu ớt

TS Phạm Sỹ Thành - Giám đốc Chương trình Nghiên cứu kinh tế Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho biết trên tờ TBKTSG.

TS Phạm Sỹ Thành lý giải nguyên nhân dẫn đến việc Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc các hàng thô, sơ chế, có giá trị gia tăng thấp và nhập khẩu các hàng thành phẩm có giá trị gia tăng cao do công nghệ và sự phát triển của công nghiệp phụ trợ của Việt Nam.

TS Phạm Sỹ Thành cũng đưa ra dẫn chứng giật mình, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 30 triệu đô la Mỹ thì nhập khẩu từ quốc gia này 300 triệu đô la Mỹ mặt hàng nông sản cùng loại. "Điều này cho thấy hoạt động quản lý thị trường hoặc chính sách thương mại của Việt Nam đang có vấn đề", TS Phạm Sỹ Thành nói.

Một thực tế khác là hàng hóa Việt Nam nếu theo con đường tiểu ngạch thì do thương nhân Trung Quốc thu mua tận gốc với giá rẻ, nếu theo con đường chính ngạch thì mới chỉ thâm nhập vào các tỉnh ven biên giới như Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông mà chưa thể thâm nhập sâu vào nội địa Trung Quốc.

Trong khi đó ở Trung Quốc, công ty của Trung Quốc vào tận ruộng thu mua của nông dân với giá cao, xuất khẩu sang các nước khác.

Chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan cũng nêu quan điểm về vấn đề này. Theo đó, bà Phạm Chi Lan lý giải Việt Nam đã chậm trễ để điều chỉnh chính sách. Các nước đã hình thành, đã cạnh tranh rồi không dễ để Việt Nam bắt đầu và cạnh tranh với họ.

"Cái khó nữa là nguồn lực của chúng ta hiện nay hạn chế hơn so với lúc đầu đổi mới. Khó nhưng phải làm. Nhà nước phải thay đổi hệ thống chính sách khuyến khích, hệ thống phân bổ nguồn lực, theo tiêu chí hiệu quả sử dụng nguồn lực. Phải khuyến khích doanh nghiệp tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, tạo năng suất cao hơn", bà Phạm Chi Lan nói.

Bà Phạm Chi Lan cũng thông tin thêm về vấn đề liên quan đến hàng tiêu dùng nằm ở phương thức nhập tiểu ngạch và bài toán quản lý chất lượng sản phẩm.

"Bộ Công Thương cũng thấy nhưng phản ứng khá yếu ớt, trong khi đáng lẽ phải đấu tranh với họ quyết liệt hơn để hạn chế nhập tiểu ngạch, chuyển sang chính ngạch. Phần mình, phải tăng cường hiệu quả giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, đặt lợi ích đất nước lên trên lợi ích cục bộ ngành, địa phương", bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh.

"Nông sản Việt sang Trung Quốc vẫn tốt"

Thực tế, xuất khẩu nông sản Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, thời gian vừa qua, nhiều loại nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc gặp khó khi Trung Quốc đột ngột ngừng thu mua.

Cụ thể như dưa hấu, dưa hấu xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) bị dồn ứ, giá dưa hấu giảm mạnh chỉ còn 1.000-2.000 đồng/kg, dưa hấu phải đổ bỏ cho trâu bò ăn.

Tuy nhiên, trong một lần trả lời PV báo Đất Việt, bà Phạm Thị Hồng Thanh - Hàm Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng Vụ Châu Á - Thái Bình Dương cho biết, nhận định một số

hàng nông sản sang Trung Quốc có khó khăn nhưng thực tế hàng nông sản sang Trung Quốc vẫn rất tốt.

"Chúng ta đã ký với Trung Quốc một bản ghi nhớ vào cuối năm 2013 về xuất khẩu nông sản, việc bán nông sản sang Trung Quốc sau đó đã ổn định và phát triển hơn", bà Thanh nói.

Mới đây, trước tin đồn đóng cửa khẩu biên giới khiến giá khoai lang tại Vĩnh Long đã giảm còn một nửa, ông Nguyễn Văn Kỳ - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, Việt Nam đang xuất siêu rau củ quả sang Trung Quốc.

"Theo tôi, những xung đột ở Biển Đông từ trước đến nay diễn ra nhiều, nhưng hoạt động kinh tế thì không ảnh hưởng. Các sản phẩm rau, củ, quả là những mặt hàng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, liên quan tới cuộc sống của hàng triệu người nông dân ở cả hai nước, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên tôi nghĩ sẽ không ảnh hưởng gì", ông Kỳ cho biết.

Một phần của tài liệu TRUNG QUỐC VÀ MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VỚI VIỆT NAM (Trang 31 - 33)